LƯU Ý

Đây là những văn bản Huấn quyền của Giáo Hội mà anthanhlinhgiang đã thu thập được trong nhiều năm và từ nhiều nguồn khác nhau - có thể từ internet hoặc có thể từ những người thiện chí gửi đến. Vì thế có những văn bản không rõ nguồn được lấy từ đâu hoặc có thể không có tính chính xác trong khi dịch thuật hoặc đã bị chỉnh sửa. Vì vậy trong quá trình sử dụng, bạn nào thấy có điều bất trắc, xin vui lòng báo lại để anthanhlinhgiang điều chỉnh hoặc gỡ bỏ.

Những văn bản có nguồn gốc thì anthanhlinhgiang sẽ ghi rõ ràng để các bạn yên tâm.

Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

ĐTC Gioan Phaolô II - Thư Gởi Các Linh Mục Nhân Ngày Thứ Năm Tuần Thánh 1998


ĐTC GIOAN PHAOLÔ II
THƯ GỞI CÁC LINH MỤC NHÂN NGÀY THỨ NĂM TUẦN THÁNH 1998
Trong lịch sư, Giáo Hội là bí tích phổ quát của ơn cưú độ và của đời sống phát xuất từ Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa nối kết tất cả mọi người và mặc khải mầu nhiệm ý định của Người, đồng thời cho tất cả mọi người thông phần vào bản tính của Người,  nhờ Chúa Thánh Thần và qua công trình của Con Một Người.
Nơi mầu nhiệm này, Đức Ki-tô là Trung Gian, là viên mãn, là Thượng Tế, là Ngôn Sứ, là Cùng Đích và là Nguyên Thuỷ. Nhờ Người,  Thiên Chúa đến với con người là những bạn hưũ, sau khi loan báo về Người qua nhiều lần nhiều cách.
Người là Ngôi Lời của TC, nhờ Người mà muôn vật được tạo thành, qua cuộc nhập thể và cuộc sống của Người và trên hết là qua cuộc khổ nạn và phục sinh của Người, toàn thể nhân loại được sống trong bình an, trong sự hiệp thông thân tình với Thiên Chúa qua giao ước tình yêu phổ quát bao gồm tất cả các tạo vật.
THIÊN CHÚA MẶC KHẢI VỚI CON NGƯỜI
Thiên Chúa Cha và Con Của Người đã ban tặng Thánh Thần làm trung gian của giao ước với Thiên Chúa đã được tái lập trong Đức Ki-tô được trao ban cho toàn thể nhân loại như một di sản để nhờ đó không ngừng thánh hóa Giáo Hội.
Chúa Thánh Thần,  Đấng luôn hoạt động trong toàn thể vũ trụ, từ lúc tạo thiên lập địa, từ ngày Lễ Ngũ Tuần trở đi đã luôn cư ngụ trong những người có niềm tin như thể Người ngự nơi đền thờ vậy. Vì thế Chúa Thánh Thần luôn mang lại sự hiệp thông phẩm trật, dưỡng nuôi đức ái, đồng thời mang lại ký ức về cuộc sống, về cái chết và sự phục sinh của Chúa. Nhờ đó, và trên hết là nhờ vào sự công bố LỜi và nghi thức bẻ bánh Thánh, ơn cưú độ đã được hiển nhiên. Bằng cách đó, Người ban phát và biến đổi những người có niềm tin làm chứng cho Tin Mừng, để nhờ vào các việc lành của họ mà mọi người làm vinh danh Chúa Cha.
Đây là mầu  nhiệm mà Giáo Hội  đang sống, là sứ điệp mà Giáo Hội đóng vai trò là người loan báo, người cai  quản, người  giảng dậy; Vì lý do này, Giáo Hội  không ngừng làm chứng trong lịch sử cũng như từng nếm trải và công bố trườc thời gian viên mãn của sự sống vĩnh cưũ.
Tất cả những người được Chúa Cha mơì gọi và được Chúa Thánh Thần thúc đẩy thì tự do đáp trả bằng tình yêu do Chúa Con mặc khải và thông ban, để làm nên cộng đoàn Giáo Hội  đã được tuyển chọn qua Đức Ki-tô.
Mọi người hết tình cộng tác vào công việc mở rộng Giáo Hội để họ được tháp nhập vào Đức Ki-tô nhờ  mối dây tuyên xưng niềm tin, các bí tích, trong việc cai qủan Giáo Hội và trong sự hiệp thông. Trong toàn thể Giáo Hội  bằng nhiều cách thế trong cùng một đức ái, cùng Người Con do Thiên Chúa sai đến, có sứ vụ cưú độ nhân loại. Đó là sứ vụ duy nhất được lan rộng đến toàn thể nhân loại và trở thành dấu chỉ phổ quát, là công cụ đắc lực loan báo bình an của Đức Ki-tô.
Giáo Hội  thi hành sứ vụ của mình qua việc làm chứng và phục vụ bằng những công việc cùng những ân huệ quý báu do Đức Ki-tô ban qua Chúa Thánh Thần mà nó thể hiện sứ vụ gồm ba việc: tư tế, ngôn sứ và vương giả.
Đây là ba tác vụ trong một sứ vụ duy nhất  của Giáo Hội để liên kết chặt chẽ mọi người với nhau. Tác vụ Lời Chúa mang ý nghĩa phụng vụ và cai quản. Tác vụ tư tế là tác vụ của người mục tử và ngôn sứ; tác vụ cai quản mang ý nghĩa phụng vụ và ngôn sứ.
Giáo Hội  và Lời Chúa
Thừa tác vụ Lời Chúa là việc thi hành sứ vụ ngôn sứ của Chúa Kitô vẫn tiếp nối trong Giáo Hội. Thiên Chúa, Đấng đã phán xưa, nay vẫn không ngừng nói với Hiền Thê của Người Con. Chúa Thánh Thần hướng các tín hưũ tới chân lý vẹn toàn và Người ở trong sự phong phú của Lời Chúa. Nhờ Người, Lời sống động ngân vang trong Giáo Hội  và qua Giáo Hội đến với  muôn dân.
Giáo Hội gieo vãi Tin Mừng cho người muốn nghe và hạt giống nào nẩy mầm trên đất tốt được tưới gội sương trời, hấp thụ các nhân tố sống, biến đổi và đồng hoá nó để cuối cùng có một mùa thu hoặch dồi  dào. Nhờ Lời Chúa Giáo Hội  qui tụ con cái mình lại để được tái sinh. Giáo Hội phụ thuộc vào Lời Chúa, và vì thế những người loan báo Lời xem mình như là những thừa tác viên chính yếu, và là người phân phát các mầu nhiệm của Thiên Chúa.
Cộng đoàn các Ki-tô hưũ là cộng đoàn  ngôn sứ. Vì thế Đức Ki-tô đã thông ban quyền ngôn sứ của Người. Trong Giáo Hội, mỗi tín hưũ là mỗi ngôn sứ, vì họ có phần trách nhiệm đối với Lời Chúa. Mỗi người nhận lãnh Chúa Thánh Thần  để công bố Lời Chúa đến cùng tận cùng trái đất. Để chu toàn sứ mạng ấy, Chúa Thánh Thần tặng ban cho mỗi người ân sủng, các đoàn sủng và các phận vụ theo chức vụ mà mỗi người lãnh nhận từ Giáo Hội.
Các mục tử  có sứ vụ công bố Lời Chúa cách trung thực và được thẩm quyền chấp thuận. Điều này biểu lộ rõ các đặc sủng ngôn sứ đích thực mà Chúa Thánh Thần  đã trao ban cho toàn thể Dân Chúa. Giáo chủ tối cao được Chúa Ki-tô lập là mục tử và là thầy dạy của toàn thể anh chị em: Phần anh, khi  anh đã trở lại, hãy củng cố lòng tin của anh em.
Được xem là thầy dạy. Những người loan báo và những người kế vị thi hành sứ vụ này cho Giáo Hội  và cho muôn dân trong sự hiệp thông phẩm trật với vị Đại Diện Chúa Ki-tô và trong sự hiệp thông với nhau.  Nhờ sức mạnh của mệnh lệnh Chúa truyền và sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, họ đã thành đạt và bảo đảm cảm thức đức tin trong lòng các Ki-tô hưũ và hướng dẫn niềm tin ấy bằng tình yêu trong đường chân lý.
Vì thế các mục tử luôn quan tâm đến những đóng góp đầy năng động và chuyên chú của các linh mục, giáo dân, các nhà thần học trong sự hiệp thông của các ân huệ và các đoàn sủng.
Giáo Hội  là sứ giả và chứng nhân cho Lời Chúa, vì Giáo Hội là sứ giả và chứng nhân của Đức Ki-tô và là sự viên mãn của mọi Lời mặc khải.
Do đó Giáo Hội rao giảng nhân danh Đức Ki-tô và lắng nghe cách kính cẩn và trung thực tiếng Chúa qua vạn vật, qua những bất trắc và những lời vang vọng của Ngôi Lời trong lịch sử và trong nền văn hoá của các dân tộc, qua sự tỏ lộ của Người về những bí ẩn và về giao ước mà người đã ký kết với dân Ít-ra-en và về giao ước vĩnh cưũ mà Người ký kết với Dân Mới của Chúa, và cuối cùng lắng nghe lời tiên báo về sự bình an đích thực trong Đức Ki-tô.
Trong Thánh truyền và Thánh Kinh Tân Cựu Ước, Giáo Hội tìm được nguồn và năng lực, cũng như nguyên tắc cho sứ vụ ngôn sứ của mình. Đức Ma-ri-a không là một huyền thoại nhưng là một phụ nữ thật sự có lịch sử đời tư, mặc dù qua Tân Ước chúng ta chỉ có thể có được một vài điểm đích xác về cuộc đời của Mẹ và đó hẳn không phải là tiểu sử tương xứng của Mẹ.
Đức Ma-ri-a sống ở Na-gia-rét, thuộc thành phố nhỏ Ga-li-lê. Mẹ ở một khu dân cư lao động. Mẹ đã đính hôn với Giu-se, người thợ mộc, do đó Mẹ trở nên một thành viên của dòng tộc Đa-vít. Mẹ để hết tâm trí vào cuộc sống thường nhật, Mẹ đã từng đi thăm viếng người bà con cao tuổi. Mẹ đi hành hương Giê-ru-sa-lem, Mẹ can thiệp vào một tiệc cưới. Mẹ biết lắng nghe và suy niệm nhưng cũng biết cách mở lời và có những quyết định can đảm. Mẹ đã suy niệm những việc lạ lùng của Thiên Chúa với niềm kính sợ và chờ đợi công lý đến cho người bị áp bức theo cách thức những người nghèo Thiên Chúa vẫn chờ mong.
Mẹ tìm hiểu ý định của Thiên Chúa và sẵn sàng tuân theo thánh ý của Người như một “nữ tì khiêm hạ của Chúa” (Lu ca 1,38). Chính tước hiệu này biểu trưng  cho con người của Mẹ. Mẹ nỗ lực không biết mệt mỏi trong việc tìm hiểu Chúa Giê-su con Mẹ; Mẹ theo sát con của Mẹ bằng tình mẫu tử và một niềm tin kiên trung. Mẹ chia sẻ với Người sự nghèo hèn của Bê-lem, cuộc trốn chạy sang Ai cập, đời sống ẩn dật tại Na-gia-rét, giờ hấp hối trên đồi Can-vê. Cuối cùng, tại Giê-ru-sa-lem, trung tâm cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên, Mẹ cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần ngự đến trong ngày lễ Ngũ tuần: “Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Maria, thân mẫu Đức Giêsu và với anh em của Đức Giêsu” (Cv 1,14).
Chi tiết mà chúng ta có về Mẹ kết thúc với điều trên đây (Cv 1,14). Chúng ta không thể bàn nhiều về điều này. Chúng ta không cần bàn thêm nữa. Tuy nhiên, chúng ta thấy Đức Ma-ri-a hiện diện trong những dịp mang tính quyết định: Sự sinh hạ của Con Thiên Chúa, Phục sinh và Hiện xuống. Đây là những dịp được tôn kính: như là sự khởi đầu, hoàn tất và chuyển thông của ơn cứu độ. Qua Con Mẹ là hình ảnh riêng biệt của Thiên Chúa, Mẹ là mẫu mực cho loài người  được cứu độ, một người trong chúng ta nhưng được cứu độ và chia sẻ trong tình bằng hưũ duy nhất với Thiên Chúa. Trong Mẹ, Giáo Hội tìm được nơi mình sự thành toàn hoàn hảo nhất và trước hết trong thứ tự của lòng tin, lòng mến và sự kết hợp hoàn hảo với Chúa Ki-tô. Thật có nhiều điều chứ không phải là không có gì khi nói về Me, trong Tin Mừng Lu-ca, Mẹ tượng trưng cho thành Giê-ru-sa-lem mới, trong Tin Mừng Gio-an, Mẹ như người phụ nữ biểu tượng của Ít-ra-en; trong khi đó sách Khải Huyền mô tả như người  phụ nữ mặc áo mặt trời, sinh hạ Đấng Mê-si-a và bị con rồng truy đuổi trong sa mạc. Mẹ Ma-ri-a là trung tâm của Giáo Hội  như một lễ Hiện Xuống luôn mãi: ”Không thể nói về Giáo Hội nếu Mẹ Ma-ri-a, Mẹ Thiên Chúa không hiện diện ở đó cùng với anh em của Người” (Thánh Cromatius of Aquileia, Discourses, 30,1). Nơi Mẹ tập trung ân huệ của Thiên Chúa: sự hiện diện của Thần Khí, nét đẹp thánh thiện nội tâm, niền tin tinh tuyền, lòng yêu thương mẫu tử, giao ước tình yêu, vinh quang trên trời và sự cộng tác vào sứ vụ cưú độ của Chúa Giê-su. Mầu nhiệm của Giáo Hội phản chiếu ánh sáng tinh tuyền nhất trong Mẹ, Mẹ biểu tượng cho Giáo Hội, Mẹ không phải là huyền thọai, Mẹ là một mẫu gương cụ thể thực sự.
Mẹ ở trong Giáo Hội nhưng gần gũi với Chúa Kitô trong sự kết hiệp vô song hơn  những tín hưũ khác. Nhìn vào con đường của Mẹ, trong ánh sáng của cái nhìn đặc biệt, thì đặc quyền của Mẹ được xác định và được bén rễ sâu trong địa vị là Mẹ Thiên Chúa.
Đức Ki-tô là Thầy và là Đấng Cưú Độ duy nhất, từ nơi Ngài chúng ta nhận được ân sủng để trở nên môn đệ và là người cộng tác với Ngài, thông phần vào đời sống và sứ vụ của Ngài, được nên Thánh, và là những người được thánh hoá.
Mẹ Ma-ri-a là người  theo Đức Ki-tô hoàn hảo nhất và là người cộng tác đầu tiên trong công trình cưú độ. Hành trình đời sống đức tin của Me, như  được thuật lại trong Tin Mừng, cũng là một sự trải dài tình yêu của Mẹ cho toàn thể nhân loại và luôn được đồng hành bởi sự liên kết sâu xa trong mầu nhiệm cưú chuộc.
Khi Sứ thần truyền tin, Mẹ Ma-ri-a với niềm tin đã đón nhận Lời Chúa và ngoan nguỳ đặt mình trong bàn tay Thiên Chúa;  Mẹ đón nhận Đấng Cưú Thế và tự hiến mình trở nên sẵn sàng cho công việc của Người. Sự ưng thuận của Mẹ mang Thiên Chúa đến cho thế giới và khởi đầu thời gian viên mãn.
Sau biến cố trọng đại này, Mẹ Ma-ri-a không sống ẩn dật nhưng đã ra đi viếng thăm bà chị họ Ê-li-da-bét, do đó người được Phúc Am hóa đầu tiên chính là Mẹ, và Mẹ cũng là người đầu tiên đi rao giảng Tin Mừng. Mẹ tuyên xưng những  kỳ công cao cả của Chúa cũng như sự hiện diện thánh thiêng và vui tươi của Người qua bài thánh ca ngợi  khen.
Chúa Giê-su sinh ra ở Bê-lem trong hoàn cảnh nghèo hèn và không có vị thế xã hội, Mẹ Ma-ri-a đã cho các Mục đồng thấy Chúa là Đấng Cưú Thế của người nghèo, chính Ngài cũng nghèo khó. Bốn mươi ngày sau, Mẹ Ma-ri-a dâng Chúa trong đền thờ cùng với Chúa là lòng tuân phục của Mẹ. Trong khi ông già Si-mê-on nói với Mẹ rằng: Cuộc đời của Mẹ chìm trong thinh lặng và sầu  khổ. Các nhà Đạo Sĩ là những người đầu   tiên trong Dân Ngoại đến với Đấng Cưú Thế; nhưng Hê-rô-đê đã ra tay bách hại Ngài đầu tiên và cha mẹ Ngài phải đưa Ngài qua Ai cập.
Khi Ngài lên mười hai tuổi, Chúa Giê-su tham gia vào cuộc hành hương lên Giê-ru-sa-lem để dự lễ Vượt Qua và Ngài đã thi hành một tác vụ ngôn sứ nhiệm mầu tại đây. Khi kết thúc cuộc hành hương, Ngài vẫn  ở lại trong đền thờ mà cha mẹ Ngài không hay biết. Họ đã gặp lại Ngài sau ba ngày khổ cực tìm kiếm. Mẹ Ma-ri-a diụ dàng thổ lộ sự quan tâm lo lắng của bậc cha mẹ: ” Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như  vậy? Con thấy không, cha và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con ”(Lc 2,48). Ngài đã đáp lại bằng một cách khó hiểu: Giê-su còn thuộc về một người cha khác và có bổn phận phải ở lại với cha Người. Tuy vậy, Ngài vẫn trở về Na-da-rét và vâng phục cũng như chiụ tùng phục. Vào một lễ Vượt Qua khác khi mà Người hoàn tất cuộc đời dương thế, Ngài mới tỏ lộ ý nghiã này là ở lại với Cha Người. Lúc đó, Giu-se và Ma-ri-a không hiểu nên thinh lặng suy niệm. Từ đó cuộc sống ẩn dật cứ lặng lẽ trôi cùng với sinh hoạt hằng ngày: sự tiếp xúc thân mật với Con Người Bí Nhiệm, trong lúc cần mẫn lao động với niềm tin.
Gioan Phaolô II - 1998