LƯU Ý

Đây là những văn bản Huấn quyền của Giáo Hội mà anthanhlinhgiang đã thu thập được trong nhiều năm và từ nhiều nguồn khác nhau - có thể từ internet hoặc có thể từ những người thiện chí gửi đến. Vì thế có những văn bản không rõ nguồn được lấy từ đâu hoặc có thể không có tính chính xác trong khi dịch thuật hoặc đã bị chỉnh sửa. Vì vậy trong quá trình sử dụng, bạn nào thấy có điều bất trắc, xin vui lòng báo lại để anthanhlinhgiang điều chỉnh hoặc gỡ bỏ.

Những văn bản có nguồn gốc thì anthanhlinhgiang sẽ ghi rõ ràng để các bạn yên tâm.

Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2011

ĐTC Benedicto XVI - Huấn giáo nói về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong đời sống người Kitô hữu


ĐTC BENEDICTO XVI
HUẤN GIÁO NÓI VỀ SỰ HIỆN DIỆN CỦA CHÚA THÁNH THẦN TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI KITÔ HỮU

HUẤN GIÁO CỦA PHAOLO VỀ CHÚA THÁNH THẦN:
“SỰ HIỆN DIỆN CỦA NGƯỜI TRONG
SỰ SỐNG NGƯỜI KITÔ HỮU”
Đ.Ô. Nguyễn Quang Sách chuyển ngữ
VATICAN - Bài huấn đức Đức Benedict XVI trình bày trong buổi tiếp kiến chung hôm qua ngày 15.11.2006 tại Quảng Trường Thánh Phero. Bài huấn đức tập trung vào Tông Đồ Phaolo, cách riêng huấn giáo của ngài về Chúa Thánh Thần.
Anh Chị Em thân mến:
Hôm nay, như trong hai bài giáo lý trước, chúng ta lại nói về Thánh Phaolo và tư tưởng của ngài. Chúng ta đứng trước một người khổng lồ, không những trên bình diện của việc tông đồ cụ thể, nhưng cũng trên bình diện của giáo lý thần học, sâu sắc và hào hứng lạ lùng. Sau khi đã suy gẫm trong dịp cuối cùng về điều Phaolo đã viết về chỗ trung tâm Chúa Giêsu Kitô chiếm hữu trong sự sống đức tin chúng ta, chúng ta hãy xem hôm nay ngài nói gì về Chúa Thánh thần và sự hiện diện của Người trong chúng ta, vì trong cũng sự này Tông Đồ có một cái gì rất quan trọng để dạy chúng ta.
Chúng ta biết Thánh Luca nói gì với chúng ta về Chúa Thánh Thần trong sách Công Vụ Tông Đồ, khi diễn tả biến cố Hiện Xuống. Thần Khí Hiện Xuống in sâu một sự nỗ lực chấp nhận sự dấn thân trong sứ vụ minh chứng Tin Mừng trên những con đường thế giới. Trên thực tế, sách Công Vụ Tông Đồ tường thuật một loạt toàn diện những sứ vụ do các tông đồ thực hiện, trước hết tại Samaria, rồi đến cuộc hành trình dọc bờ biển xứ Palestine, như tôi đã nhắc tới trong một cuộc gặp gỡ Thứ Tư trước kia.
Tuy nhiên, trong những Thư của ngài Thánh Phaolo cũng nói cho chúng ta về Thần Khí từ một quan điểm khác. Ngài không hạn chế mình để làm sáng tỏ mà thôi chiều kích động lực và hoạt động cuả Ngôi Ba trong Ba ngôi Chí Thánh, nhưng cũng phân tích sự hiện diện của Người trong sự sống người Kitô hữu, mà căn tính được Người đánh dấu. Nghĩa là, Phaolo suy tư về Thần Khí tỏ bày ảnh hưởng của Người không những trên hành động của người Kitô hữu mà còn trên chính hữu thể của họ. Trên thực tế, ngài nói rằng Thần Khí Chúa ở trong chúng ta (x. Romans 8:9; 2 Corinthians 3: 16) và “Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em” (Galatians 4:6).
Như vậy, đối với Phaolo, Thần Khí thâm nhập những chiều sâu cá nhân thân mật nhất của chúng ta. Về việc này, những lời này có một ý nghĩa mạc khải :”Thật vậy, luật của Thần Khí ban sự sống trong Đức Kitô Giêsu, đã giải thoát anh em khỏi luật của tội và sự chết. Vì Thần Khí mà anh em đã lãnh nhận được, đâu phải là tinh thần nô lệ, khiến anh em phải sợ sệt như xưa; nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, khiến chúng ta được kêu lên, ‘Abba, Cha ơi!” (Romans 8, 2,15), biết rằng chúng ta là con cái, chúng ta có thể kêu Thiên Chúa là “Cha.”
Do đó, chúng ta có thể thấy rằng người Kitô hữu, cả trước khi hành động, đã có một nội tâm phong phú và phì nhiêu, được ban cho họ trong các bí tích rửa tội và thêm sức, một nội tâm đưa họ vào trong một tương quan khách quan và độc đáo là làm con Thiên Chúa. Giá trị to lớn của chúng ta hệ tại điều này: Chúng ta không những là hình ảnh nhưng là con cái của Thiên Chúa. Và điều này là một sự mời sống quan hệ con cái của chúng ta, càng phải ý thứ hơn rằng chúng ta là nghĩa tử trong đại gia đình Thiên Chúa. Đó là một lời mời biến đổi ân huệ khách quan này thành một thực tại chủ quan, quyết định đối với cách suy nghĩ của chúng ta, hành động của chúng ta, hữu thể của chúng ta. Thiên Chúa xem chúng ta là những đứa con của Người, và Người đã nâng chúng ta lên một phẩm giá tương đương, dầu không bằng phẩm giá của chính Chúa Giêsu, Đấng duy nhất là Con thật sự hoàn toàn. Trong Người chúng ta được ban cho và được phục hồi điều kiện hiếu tử và sự tự do đầy tin tưởng trong tương quan của chúng ta với Cha.
Bằng cách này chúng ta khám phá rằng đối với người Kitô hữu Thần Khí không còn là “Thần Khí của Thiên Chúa nữa,” như thường được nói trong Cựu Ước và như ngôn ngữ Kitô hữu lập lại (x. St 41:38; Xh 31:3; 1 Corinthians 2:11,12; Philippians 3:3; etc). Và Người không còn là một “Thánh Thần,” được hiểu cách chủng loại theo cách diễn tả của Cựu Ước (x. Isaiah 63:10,11; Psalm 51:13), và của chính Do thái giáo trong các tác phẩm của họ (Qumran, rabbinism).
Đúng với đức tin Kitô hữu là việc tuyên xưng về một sự tham gia của Thần Khí này trong Chúa Phục Sinh, Đấng đã trở nên “Thần Khí ban sự sống” (1 Corinthians 15:45). Chính vì lý do này Thánh Phaolo nói trực tiếp về “Thần Khí Chúa Kitô” ( Romans 8:9), về “Thần Khí của Con của Người” ( Galatians 4:6) hay là về “Thần Khí của Chúa Giêsu Kitô” (Philippians 1:19). Xem ra dường như ngài muốn nói không những Thiên Chúa Cha được thấy trong Con (x. Ga 14:9), mà còn Thần Khí của Thiên Chúa được bày tỏ trong sự sống và hành động của Chúa chịu đóng đinh và phục sinh.
Phaolo cũng dạy chúng ta một sự quan trọng khác. Ngài nói không có sự cầu nguyện đích thực mà không có sự hiện diện của Thần Khí trong chúng ta. Trên thực tế, ngài viết: “Hơn nữa lại có Thần Khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn; vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải; nhưng chính Thần Khí cầu thay nguyện gíup chúng ta, bằng những tiếng kêu rên siếc khôn tả. Và Thiên Chúa Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì, vì Thần Khí cầu thay nguyện giúp cho các thánh theo đúng ý Thiên Chúa” (Romans 8:26-27).
Dường như có thể nói rằng Chúa Thánh Thần, tức là Thần Khí của Chúa Cha và của Chúa Con, trở nên linh hồn của linh hồn chúng ta, phần thâm kín nhất của hữu thể chúng ta, từ đó nẩy lên luôn một hành động cầu nguyện, về sự đó chúng ta không thể nói rõ những lời lẽ. Trên thực tế, Thần Khí luôn thức giấc trong chúng ta, đền bù những thiếu sót chúng ta và dâng lên Cha sự thờ phượng của chúng ta, cùng với những nguyện vọng sâu xa nhất của chúng ta. Dĩ nhiên điều này đòi hỏi một mức độ hiệp thông sinh động cả thể với Thần Khí. Đó là một sự mời phải luôn nhạy cảm hơn, chăm chú hơn tới sự hiện diện này của Thần Khí trong chúng ta, (mời) biến sự đó thành sự cầu nguyện, kinh nghiệm sự hiện diện này và học bằng cách này cầu nguyện, nói với Cha như con cái trong Thánh Thần.
Hơn nữa, có một phương diện mẫu khác của Thần Khí mà thánh Phaolo đã dạy chúng ta :tương quan của Người với tình yêu. Tông Đồ viết như vầy: “Trông cậy như thế chúng ta sẽ không phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta” (Romans 5:5).
Trong thông điệp của tôi, “Deus caritas est,” tôi có trưng một câu rất rất hùng biện của Thánh Augustine: “Nếu anh thấy đức bác ái, anh thấy Ba Ngôi” (Số 19), và lúc đó tôi đã giải thích: “Thần Khi […] là quyền lực nội tại này làm cho những con tim [các tín hữu] được hài hòa với con Tim Chúa Kitô và di chuyển chúng đến yêu các anh em mình như Chúa Kitô đã yêu họ” (ibid.).
Thần Khí đặt chúng ta trong chính cái nhịp của sự sống thần linh, là một sự sống tình yêu, làm cho chúng ta đích thân tham gia trong những liên hệ hiện hữu giữa Cha và Con. Điều có ý nghĩa cao là Phaolo, khi kê tên những yếu tố khác biệt của những hoa quả thuộc Thần khí, nhắc tới tình yêu trước hết: “hoa quả của thần Khí là bác ái, hoan lac, bình an,” etc (Galatians 5:22). Và, biết rằng do định nghĩa tình yêu thì hiệp nhất, Thần Khí hơn hết là đấng sáng tạo sự hiệp thông bên trong cộng đồng Kitô hữu, như chúng ta đọc lúc bắt đầu Thánh lễ một câu của Thánh Phaolo”…ơn hiệp thông của Chúa Thánh Thần [tức là, điều qua đó Người hành động] ở cùng tất cả anh chị em” ( 2 Corinthians 13:13).
Tuy nhiên, hơn nữa, điều cũng thật là Thần Khí thúc giục chúng ta dấn thân trong những tương quan đức bác ái với mọi người. Như vậy, khi chúng ta yêu chúng ta dọn chỗ cho Thần Khí, chúng ta để cho Người bày tỏ mình trọn vẹn. Như vậy chúng ta hiểu lý do tại sao Phaolo kết hợp hai lời khuyên này trong cùng một trang trong Thư gởi tín hữu Romans: Lấy tinh thần sốt sắng mà phục vụ Chúa” và “Đừng lấy ác báo ác” (Romans 12:11, 17).
Sau cùng, theo Thánh Phaolo, Thần Khí là một bảo chứng quảng đại chính Thiên Chúa đã ban cho chúng ta trước thời gian và đồng thời là bảo chứng phần gia nghiệp của chúng ta (x. 2 Corinthians 1:22; 5:5; Ephesians 1:13-14). Như vậy chúng ta hãy học từ Phaolo để hành động của Thần Khí hướng đời sống chúng ta tới những giá trị cao cả tình yêu, niềm vui, hiệp thông và hy vọng. Chúng ta phải cảm nghiệm sự này mỗi ngày, theo những gợi ý nội tâm của Thần khí, được trợ giúp trong sự suy xét bởi sự hướng dẫn soi sáng của Tông Đồ.
[Cuối buổi tiếp kiến, Đức Giáo Hoàng chào những người hành hương trong nhiều thứ tiếng. Trong tiếng Anh , bài nói:]
Anh chị em thân mến,
Tiếp tục những suy tư của chúng ta về Tông Đồ Phaolo, bây giờ chúng ta quay về huấn giáo của ngài về Chúa Thánh Thần. Thánh Phaolo không những trình bày Thánh Thần như là động lực thúc đẩy của sứ vụ Giáo Hội, ngài curng nói về sự hiện diện và sinh hoạt của Thần Khí trong sự sống của mỗi Kitô hữu
Thánh Thần là Thần khí của Chúa Phục Sinh, Thần Khí của sự nhận làm nghĩa tử đổ xuống trong tâm hồn chúng ta (x. galatians 4:6), qua đó chúng ta trở nên, trong Chúa Kitô, những người con trai và con gái của Cha. Sự cầu nguyện thật như vậy là hoa quả sự hiện diện của Thần Khí trong chúng ta
Là Thần khí của Cha và của Con, Người giúp chúng ta trong sự yếu hèn của chúng ta và luôn cầu bàu trước Cha. Thần khí cũng là Thần khí của tình yêu (Romans 5:5): Người cho chúng ta chia sẻ trong chính sự sống của Thiên Chúa, cho chúng ta khả năng yêu những kẻ khác với chính tình yêu của Chúa Kitô; và tăng cường những dây hiệp thông bên trong Giáo Hội. Sau cùng, Phaolo dạy chúng ta rằng Thánh Thần là bảo chứng và bảo đảm của gia sản đang chờ đợi chúng ta trên thiên đàng (x. 2 Corinthians1:11; 5;5). Xin gương và sự sáng suốt của Thánh phaolo linh hứng chúng ta qúy trọng sự hiện diện của Thánh Thần trong đời sống chúng ta và theo những sự thúc đẩy của ngài với niềm vui đầy hy vọng và tình yêu quảng đại!
Tôi chào tất cả những người hành hương nói tiếng Anh ở đây hôm nay, gòm có những thành viên Hiệp Hội Thế giới của Những Tổ chức Người Nữ Công Giáo và những thành viên của “Jesus Youth International” từ India. Mong sao sự viếng thămm của anh chị em tại Rome là một thời gian nên phong phú thiêng liêng đầy vui mừng. Trên tất cả anh chị em, tôi cầu xin những Phép lành dồi dào!
+ ĐTC Benedicto XVI