LƯU Ý

Đây là những văn bản Huấn quyền của Giáo Hội mà anthanhlinhgiang đã thu thập được trong nhiều năm và từ nhiều nguồn khác nhau - có thể từ internet hoặc có thể từ những người thiện chí gửi đến. Vì thế có những văn bản không rõ nguồn được lấy từ đâu hoặc có thể không có tính chính xác trong khi dịch thuật hoặc đã bị chỉnh sửa. Vì vậy trong quá trình sử dụng, bạn nào thấy có điều bất trắc, xin vui lòng báo lại để anthanhlinhgiang điều chỉnh hoặc gỡ bỏ.

Những văn bản có nguồn gốc thì anthanhlinhgiang sẽ ghi rõ ràng để các bạn yên tâm.

Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

ĐTC Gioan Phaolô II - Suy Niệm Ca Vịnh Theo Giờ Kinh Phụng Vụ - Phần IV

Bài 91 – TV 141 (142) (Thứ Tư 12/11/2003)

 THIÊN CHÚA LÀ NƠI CON NGƯỜI ẨN NÁU

(Thánh Vịnh 141(142) Chúa Nhật, Tuần Thứ Nhất)

1. Tối ngày 3/10/1226, vào lúc Thánh Phanxicô Assisi đang hấp hối chết, lời cầu nguyện cuối cùng của ngài chính là việc đọc bài Thánh Vịnh 141 [142] mà chúng ta vừa nghe. Thánh Bonaventura kể lại rằng Thánh Phanxicô “đã than lên lời Thánh Vịnh: ‘Tôi cất tiếng kêu lên Chúa, tôi cất tiếng thỉnh cầu Chúa’, rồi ngài đọc lại bài Thánh Vịnh cho tới câu cuối cùng: ‘Kẻ công chính sẽ vây bọc lấy tôi; vì Chúa đại lượng đối xử với tôi’” ("Legenda Maggiore" [Major Reading], XIV, 5, in: Franciscan Sources, Padua-Assisi, 1980, p. 958).
Bài Thánh Vịnh này là một lời thỉnh nguyện thiết tha, được liên kết bằng một chuỗi những động từ van nài dâng lên Chúa: ‘Tôi kêu lên […]’, tôi cầu khẩn Chúa’, ‘tôi bày tỏ nỗi muộn phiền’ (câu 2-3). Phần chính của bài Thánh Vịnh ở tại lòng tin tưởng vào Thiên Chúa là Đấng không dửng dưng trước nỗi khổ đau của kẻ tín nghĩa (câu 4-8). Với thái độ tin tưởng này, Thánh Phanxicô đã đương đầu với tử thần.
2. Thiên Chúa được thân thưa với một chữ ‘Ngài’ quen thuộc, như một ngôi vị ban cho sự an toàn: ‘Ngài là nơi tôi nương náu’ (câu 6). ‘Ngài biết đường nẻo tôi đi’, tức là biết đực cuộc đời tôi sống, một cuộc đời được đánh dấu bằng việc chọn sống theo đức công minh chính trực. Tuy nhiên, trên con đường này, kẻ gian ác sẽ mưu mô gài bẫy (câu 4): Đó là hình ảnh chung như một cảnh săn bắt, và thường được thấy nơi những lời thỉnh nguyện của các bài Thánh Vịnh, một hình ảnh cho thấy những hiểm nguy và chông gai đang chực chờ kẻ công chính.
Trước ác mộng này, vị tác giả Thánh Vịnh ra dấu báo động để Thiên Chúa thấy được tình trạng của mình hầu nhúng tay can thiệp: ‘Tôi nhìn đến cánh tay phải của mình’ (câu 5). Theo tập tục Đông phương, ở bên phải của người ta là kẻ bênh vực họ hay là người chứng bênh chữa họ ở tòa án; hoặc trong trường hợp chiến tranh thì đó là một tay hộ vệ của họ. Bởi thế mà kẻ tín nghĩa cảm thấy lẻ loi và bị bỏ rơi, “không một người bạn nào ở đó cả”. Vì vậy, họ bày tỏ sự kiện buồn thảm này như sau: “Tôi không còn cách gì thoát thân; không một ai để ý tới tôi” (câu 5).
3. Ngay sau đó vang lên một tiếng kêu cho thấy niềm hy vọng trong lòng con người nguyện cầu. Trong một tình trạng như thế, sự bảo vệ duy nhất và là đồng bạn hữu hiệu đó là Thiên Chúa: ‘Chúa là nơi tôi nương náu, là phần mệnh của tôi nơi phần đất nhân sinh” (câu 6). Theo ngôn từ Thánh Kinh thì “số mệnh” hay “phần mệnh” là tặng ân Đất Hứa, một dấu hiệu của tình yêu thần linh qua những cuộc thăng trầm của dân Ngài. Giờ đây Chúa vẫn là nền tảng cuối cùng và duy nhất cho con người cậy dựa như cơ hội sống duy nhất, như niềm hy vọng tối hậu của mình.
Vị tác giả Thánh Vịnh liên lỉ kêu cầu Ngài, vì ông ‘bị hạ xuống rất sâu’ (câu 7). Ông đã nài xin Ngài nhúng tay can thiệp để bẻ gẫy những xích xiềng ngục tù quạnh hiu và thù địch của ông (câu 8), và đưa ông ra khỏi vực thẳm thử thách.
4. Như trong các bài Thánh Vịnh thỉnh cầu khác, khía cạnh cuối cùng là khía cạnh của lòng biết ơn được dâng lên Chúa sau khi Ngài lắng nghe lời thỉnh cầu: ‘Xin hãy dẫn tôi ra khỏi ngục tù của tôi để tôi tạ ơn danh Ngài’ (ibid.). Khi được giải cứu, kẻ tín nghĩa sẽ đến tạ ơn Chúa giữa cộng đồng phụng vụ (ibid). Họ được thành phần công chính vây bọc, thành phần thấy rằng ơn cứu độ của người anh em mình cũng là một tặng ân ban cho họ.
Bầu không khí này cũng phẩi được thấm nhiễm những việc cử hành của Kitô giáo. Nỗi đớn đau của một con người phải được vang vọng nơi tâm hồn của tất cả mọi người; cũng thế, niềm vui của mỗi người phải được chia sẻ bởi toàn thể cộng đồng nguyện cầu. Đúng thế, thật là ‘tốt đẹp và sướng vui khi anh em xum họp với nhau’ (Ps 132[133]:1) và Chúa Giêsu cũng đã phán: ‘Nơi nào có hai hay ba người họp lại vì danh Thày, Thày sẽ ở giữa họ’ (Mt 18:20).
5. Truyền thống Kitô giáo đã áp dụng bài Thánh Vịnh 141[142] vào trường hợp Chúa Kitô khổ nạn và bị bách hại. Theon chiều hướng này thì mục tiêu sáng ngời của lời thỉnh nguyện trong bài Thánh Vịnh ấy được biến hình thành một dấu hiệu vượt qua, một dấu hiệu dựa vào thành quả hiển vinh của đời sống Chúa Kitô cũng như của đích điểm chúng ta được phục sinh với Người. Điều này được xác nhận bởi Thánh Hilary Poitiers, vị tiến sĩ danh tiếng của Giáo Hội ở thế kỷ thứ 4, trong “Tiểu Luận về Các Bài Thánh Vịnh” của ngài.
Ngài đã dẫn giải theo bản dịch Latinh về cầu cuối cùng của bài Thánh Vịnh, câu nói về việc đền bù cho con người cầu nguyện cũng như về lòng mong đợi được ở với thành phần công chính. "Me expectant iusti, donec retribuas mihi." Thánh Hilary đã cắt nghĩa là “Vị Tông Đồ cho chúng ta thấy việc đền bù Chúa Cha đã ban cho Chúa Kitô”: ‘Thiên Chúa đã tôn vinh Người và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu, để khi nghe tên Giêsu thì mọi đầu gối phải quì xuống, trên trời, dưới đất và dưới lòng đất, và mọi miệng lưỡi phải tuyên xưng Giêsu Kitô là Chúa, cho vinh quang của Thiên Chúa Cha’ (Phil 2:9-11). Đó là việc đền bù: cho thân xác đã lên trời, được trường sinh trong vinh quang của Cha.
“Vậy thì niềm mong đợi của kẻ công chính là những gì được cũng vị Thánh Tông Đồ này dạy khi viết: ‘quê hương của chúng ta ở trên trời, và chúng ta trông đợi Đấng Cứu Thế ở nơi đó, Chúa Giêsu Kitô, Đấng sẽ biến đổi thân xác thấp hèn của chúng ta nên giống như thân xác hiển vinh của Người’ (Phil 3:20-21). Thật vậy, kẻ công chính trông đợi Người để Người đền bù cho họ, ban cho họ được nên giống như vinh quang của thân xác Người, Đấng muôn đời đáng chúc tụng. Amen” (PL 9, 833-837).
Anh Chị Em thân mến,
Bài Thánh Vịnh chúng ta vừa nghe là lời cầu nguyện cuối cùng của Thánh Phanxicô Assisi vào đêm qua đời của thánh nhân năm 1226. Đó là một lời khẩn nguyện thiết tha dâng lên Chúa, Đấng là nơi nương thân vững chắc của những ai đặt tin tưởng nơi Ngài. Cộng đoàn kẻ công chính tạ ơn Thiên Chúa về tặng ân cứu độ Ngài ban. Truyền thống Kitô giáo thấy nơi bài Thánh Vịnh này một ám chỉ về một Chúa Kitô bị bách hại và khổ đau, Đấng mà sự phục sinh của Người là nguồn mạch và là mục đích cho niềm hy vọng của chúng ta, là tặng ân sự sống đời đời trong vinh quang muôn đời của Thiên Chúa chúng ta.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tài liệu từ Vatican Press Office được Zenit phổ biến ngày 12/11/2003)

Bài 92 – Ca vịnh Pl 2 (Thứ Tư 19/11/2003)

 MẦU NHIỆM CHÚA GIÊSU KITÔ HẠ THÂN GIỮA CHÚNG TA

(Ca Vịnh Philippi 2:6-11, Kinh Đêm, Chúa Nhật, Tuần 1)

 Trong buổi triều kiến chung hằng tuần cho tuần này, Thứ Tư 26/11/2003, Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài Giáo Lý cầu nguyện bằng Thánh Vịnh của Ngài như Ngài hứa trong Tông Thư Mở Màn Tân Thiên Kỷ. Ngài đã chia sẻ xong 87 bài giáo lý về các Thánh Vịnh cho Kinh Ban Mai vào ngày 1/10/2003 với 87 buổi chia sẻ. Và Ngài đã bắt đầu sang các bài Thánh Vịnh cho Kinh Tối từ ngày 8/10/2003, bài tuần này là bài thứ 93, bài chia sẻ Thánh Vịnh 109 {110} cho Ngày Thứ Hai Tuần Thứ Nhất liên quan đến vương quyền của Chúa Kitô. (Xin xem nguyên văn bài giáo lý này vào Thứ Tư tuần tới). Tuần này xin xem bài giáo lý 92 được ĐTC chia sẻ vào Thứ Tư tuần trước sau đây.
1. Ngoài những bài Thánh Vịnh, phụng vụ giờ kinh tối có cả một số bài ca vịnh thánh kinh nữa. Bài ca vịnh vừa được công bố thật sự là một trong những bài quan trọng nhất và hết sức phong phú về thần học. Đó là một bài thánh ca được thêm vào đoạn thứ hai của Bức Thư Thánh Phaolô gửi cho Kitô Hữu Philippi, một thành phố ở Hy Lạp trong giai đoạn truyền giáo đầu tiên của Thánh Tông Đồ ở Âu Châu. Bài ca vịnh này đã giữ được những biểu hiện của phụng vụ Kitô giáo trong những ngày sơ khai và nó là một niềm vui cho thế hệ của chúng ta, nhờ đó, chúng ta có thể, sau hai ngàn năm, được liên kết với lời nguyện cầu của Giáo Hội tông truyền.
Bài ca vịnh này cho thấy một chiều hướng lưỡng diện theo chiều dọc, trước là xuống sau là lên. Thật vậy, một mặt là chiều hướng xuống của Con Thiên Chúa khi Người vì yêu hóa thân làm người nơi biến cố Nhập Thể. Người đã trở thành “kenosis”, tức là “hư không” về vinh hiển thần linh, đến độ Người đã chết trên cây thập giá, một hình phạt của thành phần nô lệ biến Người trở thành một con người thấp hèn nhất trong loài người, khiến Người trở thành một người anh em thực sự của loài người đau khổ, tội lỗi và bị ruồng bỏ.
2. Mặt khác, chúng ta thấy được cuộc vinh thăng xẩy ra vào biến cố Phục Sinh khi Chúa Kitô được Cha Người phục hồi trong rạng ngời của thần tính và được xưng tụng là Chúa của toàn thể vũ hoàn cũng như của tất cả mọi con người đã được cứu độ. Chúng ta ở trước một biến cố vĩ đại khi đọc lại mầu nhiệm Chúa Kitô, nhất là mầu nhiệm vượt qua. Thánh Phaolô, ngoài việc loan báo biến cố phục sinh (x 1Cor 15:3-5), còn đi đến chỗ định nghĩa Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô như là một “cuộc tôn thăng”, một “cuộc nâng lên”, một “cuộc vinh hiển”.
Bởi thế, từ chân trời sáng ngời của siêu việt tính thần linh, Con Thiên Chúa đã vượt qua khoảng cách bất tận phân cách giữa Đấng Hóa Công và loài thụ tạo. Người đã không gắn chặt với “thân phận ngang hàng với Thiên Chúa” của mình, một thứ ngang hàng về bản tính chứ không phải bởi chiếm đoạt: Người đã không muốn khư khư giữ lấy cho mình đặc quyền như một bảo tàng này hay không chỉ dùng nó cho lợi lộc riêng tư của mình. Trái lại, Chúa Kitô “đã hư không hóa”, tự “hạ” và trở nên nghèo hèn, yếu đuối, cho đến nỗi bị chết nhục nhã trên cây thập tự giá. Chính từ thân phận hết sức nhục nhã này đã hiện lên một chiều hướng thăng hóa được diễn tả ở phần thứ hai của bài thánh ca của Thánh Phaolô (x Phil 2:9-11).
3. Vậy Thiên Chúa “vinh thăng” Con Ngài khi ban cho Người một “danh hiệu” vinh hiển, một danh hiệu theo ngôn ngữ thánh kinh, cho thấy chính con người và phẩm vị của họ. “Danh hiệu” này là “Kyrios”, là “Chúa”, một danh xưng linh thánh của Vị Thiên Chúa của Thánh Kinh, bấy giờ được áp dụng vào trường hợp Chúa Kitô phục sinh. Điều này đặt vũ trụ, được chia làm ba phần là trời, đất và hỏa ngục, ở trong thái độ tôn thờ.
Thế là một Chúa Kitô vinh hiển hiện lên ở phần cuối bài thánh ca, như là một “Pantokrator”, tức là như một Vị Chúa toàn năng, Đấng nổi bật uy hùng ở hậu cung của các đền thờ Kitô giáo paleo và Byzantine. Người vẫn mang các dấu tích của Cuộc Khổ Nạn, tức là dấu tích nhân tính thực sự của mình, song bấy giờ Người tỏ mình ra trong vinh quang thần tính. Gắn bó với chúng ta trong đau khổ và chết chóc, để rồi Chúa Kitô thu hút chúng ta đến với Người trong vinh quang, chúc phúc cho chúng ta và làm cho chúng ta tham dự vào vĩnh hằng tính của Người.
4. Chúng ta kết thúc buổi suy niệm của chúng ta về bài thánh ca của Thánh Phaolô bằng những lời của Thánh Ambrôsiô, vị thường suy niệm hình ảnh Chúa Kitô “tự tước lột vị thế của mình”, hạ mình xuống, đến độ hư không hóa thân mình (“exinanivit semetipsum”) nơi việc nhập thể cũng như hy sinh bản thân mình trên cây thập giá.
Đặc biệt trong việc dẫn giải bài Thánh Vịnh 118, vị giám mục Milan này đã viết: “Chúa Kitô, khi treo thân trên cây thập giá… bị đâm thâu bởi lưỡi đòng và vọt ra một thứ máu cùng nước ngọt ngào hơn mọi thứ dầu thơm thoa bóp, là hy vật đẹp lòng Thiên Chúa, tỏa hương thơm thánh đức khắp thế giới… Giờ đây Chúa Giêsu, bị đâm thâu, làm lan tỏa hương thơm thứ tha tội lỗi và ơn cứu chuộc. Thật vậy, khi hóa thân làm người, với tư cách là Ngôi Lời, Người đã áp đặt lên bản thân mình những thứ giới hạn; mặc dù giầu sang, Người đã vì chúng ta trở nên nghèo nàn, để nhở sự nghèo nàn của Người chúng ta trở nên giầu có (x 2 Cor 8:9); Người quyền năng nhưng đã tỏ ra như một con người đáng thương, đến nỗi bị Hêrôđê khinh khi nhạo báng; Người có thể làm rung chuyển trái đất nhưng vẫn dính chặt với một cây gỗ; Người có thể bao phủ bầu trời bằng tăm tối, có thể đóng đang thế gian, nhưng lại bị đóng đanh; Người đã gục đầu xuống nhưng Lời đã phát hiện; Người đã hủy mình ra không nhưng lại đầy tràn mọi sự. Thiên Chúa đã xuống, nhưng con người đã được nâng lên; Lời đã hóa thành nhục thể để nhục thể có thể chiếm được ngai tòa của Lời bên hữu Thiên Chúa; Người đã trở thành một vết thương to lớn nhưng từ Người tuôn ra dầu thơm thoa xức, Người như là một kẻ bần hèn nhưng lại là Thiên Chúa” (III, 8 "Saemo IX," Milan-Rome, 1987, pp. 131.133).
Anh Chị Em thân mến,
Bài ca vịnh được trích từ Thư gửi Kitô Hữu Philippi được xướng lên vào mỗi Chúa Nhật trong giờ Kinh Tối của Giáo Hội. Bài thánh ca phụng vụ cổ kính này cử hành mầu nhiệm Chúa Kitô hạ mình xuống như một con người giữa chúng ta, đã vâng theo ý của Chúa Cha, đã chết trên thập giá và được tôn vinh bên hữu Cha như Chúa tế của tất cả mọi loài tạo vật. Hạ mình xuống để chung thân phận đau khổ và chết chóc của loài người, Chúa Kitô phục sinh giờ đây kêu mời chúng ta, anh chị em của Người, thông dự vào vinh quang thần tính của Người.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tài liệu từ Vatican Press Office được Zenit phổ biến ngày 19/11/2003)

Bài 93 – TV 109 (110) (Thứ Tư 26/11/2003)

 BÀI CA VƯƠNG GIẢ ĐAVÍT – BÀI THÁNH VỊNH THIÊN SAI

(TV 109 [110] - Chúa Nhật, Tuần Thứ Nhất)

1. Chúng ta đã nghe một trong những bài Thánh Vịnh nổi tiếng nhất trong lịch sử Kitô giáo. Bài Thánh Vịnh 109, bài được phụng vụ giờ kinh tối soạn cho chúng ta đọc vào mỗi ngày Chúa Nhật, thật sự đã được trích đi dẫn lại trong Tân Ước. Những câu 1 và 4 đặc biệt được áp dụng vào trường hợp Chúa Kitô, theo truyền thống Do Thái xưa, một truyền thống đã biến bài thánh thi ca này từ một bài ca vương giả về Vua Đavít sang một bài Thánh Vịnh Thiên Sai.
Lời kinh nguyện cầu này thông dụng còn do bởi việc nó được liên tục sử dụng trong các giờ kinh tối Chúa Nhật. Đó là lý do bài Thánh Vịnh 109 {110), theo bản Latinh Vulgate, đã trở thành đối tượng của nhiều sáng tác hứng khởi làm nên những nét chấm phá nơi lịch sử văn hóa Tây Phương. Phụng vụ, như được thực hiện theo Công Đồng Chung Vaticanô II, đã cắt bỏ khỏi bản nguyên ngữ Do Thái của bài Thánh Vịnh thật ra chỉ có 63 chữ này, câu thứ 6 có tính cách bạo động. Câu này mang một giọng điệu của những bài Thánh Vịnh được gọi là nguyền rủa và cho thấy vị vua Do Thái thực hiện một thứ xuất quân để tàn sát kẻ thù và phân xử các quốc gia.
2. Vì chúng ta sẽ có dịp để suy tư về bài Thánh Vịnh này một lần nữa vào các dịp khác, vì nó thường xuyên xuất hiện trong phụng vụ, bởi thế giờ đây chúng ta muốn có một cái nhìn khái quát về bài Thánh Vịnh này.
Để làm việc này chúng ta có thể phân biệt một cách rõ ràng hai phần. Phần nhất (xem câu 1-3) chứa đựng câu Thiên Chúa phán với người được vị tác giả Thánh Vịnh gọi là “Chúa”, tức là vị vương chủ của thành Giêrusalem. Câu phán dạy này loan báo việc lên ngôi của miêu duệ vua Đavít “ngự bên hữu” Thiên Chúa. Thật vậy, Thiên Chúa đã phán cùng vị vương chủ ấy rằng: “Hãy ngồi bên hữu Ta” (câu 1). Cũng thế ở đây chúng ta thấy đề cập tới một thứ lễ nghi theo đó vị được tuyển chọn được ngồi bên hữu hòm bia giao ước, để lãnh nhận quyền bính cai trị từ đức vua tối cao của dân Do Thái, tức là từ Thiên Chúa.
3. Bối cảnh của sự kiện này là những lực lượng thù hằn, nhưng lại bị khống chế bởi một cuộc chiến thắng vẻ vang: Những kẻ thù được diễn tả nằm ở dưới chân vị vương chủ này, vị uy nghi tiến lên giữa quân thù trong tay cầm vương trượng quyền bính của mình (xem câu 1-2). Sự kiện này thật sự phản ảnh một trường hợp cụ thể về chính trị, một trường hợp xẩy ra vào những lúc trao quyền bính từ vị vua này cho vị vua kia, khi xẩy ra phản loạn từ thành phần thuộc hạ hay xẩy ra những cuộc chinh phục.
Tuy nhiên, ở đây bài Thánh Vịnh ám chỉ đến bản chất chung của việc đối đầu giữa dự án của Thiên Chúa là Đấng hành động qua thành phần tuyển chọn với những dự tính của thành phần muốn tỏ ra cái thù hận và quyền năng giả tạo của họ. Bởi thế mới mãi mãi xẩy ra cuộc đụng độ giữa thiện và ác, cuộc đụng độ được thể hiện nơi các biến cố lịch sử là những gì Thiên Chúa muốn dùng để tỏ mình ra và nói với chúng ta.
4. Trái lại, phần thứ hai của bài Thánh Vịnh này chứa đựng một câu nói thuộc hàng ngũ tư tế, một câu nói đề cập đến một vị vua đóng vai chính theo giòng dõi Đavít (xem câu 4-7). Phẩm vị vương giả, được bảo đảm bởi lời Thiên Chúa long trọng thề hứa, cũng gắn liền với phẩm tước tư tế. Việc ám chỉ về Melchisedek, vị vua và tư tế của Salem, tức là của Thành Giêrusalem xưa (x Gen 14), có lẽ là cách chứng tỏ cho thấy vai trò tư tế đặc biệt của một vị vua sát cận với vai trò tư tế chính thức thuộc chi Levi ở đền thờ Zion. Bởi thế Bức Thư gửi dân Do Thái mới có câu: “Con là linh mục đời đời theo giòng Melchisedek” (Ps 109[110]:4) để nói về vai trò tư tế đặc biệt và toàn hảo của Chúa Giêsu Kitô.
Chúng ta sau này sẽ khảo sát bài Thánh Vịnh 109 (110) kỹ hơn, bằng cách cẩn thận phân tích từng câu một.
5. Tuy nhiên, để kết thúc, chúng ta muốn đọc lại câu mở đầu của bài Thánh Vịnh với lời phán: “Hãy ngồi bên hữu Ta khi Ta đặt các kẻ thù của con dưới chân con”. Chúng ta đọc lại lời phán này với Thánh Maximus Thành Turin (sống từ thế kỷ thứ 4 sang thứ 5), vị đã dẫn giải về câu này trong bài giảng Lễ Hiện Xuống như thế này: “Theo tập tục của chúng ta thì việc ban phát ngai vàng được cống hiến cho người nào đã hoàn thành việc đảm nhận và nhờ chiến thắng đáng được ngự trên ngai như một dấu hiệu tôn vinh. Cũng thế, con người Giêsu Kitô, khi chiến thắng ma quỉ bằng cuộc Khổ Nạn của Người, khai mở vương quốc dưới lòng đất bằng cuộc Phục Sinh của Người, chiến thắng về trời sau khi đã hoàn thành trách vụ, đã nghe thấy Thiên Chúa Cha mời gọi: ‘Hãy ngự bên hữu Cha’. Chúng ta lấy làm lạ lùng khi Chúa Cha cho Con thông phần ngồi vào ngai tòa với Ngài, Người Con theo bản tính có cùng bản thể với Cha… Người Con này ngự bên hữu bởi vì, theo Thánh Kinh, chiên thì ở bên phải; còn ở bên trái là thành phần dê. Thế nên, Con Chiên tiên khởi cần phải chiếm chỗ của thành phần chiên và Vị Thủ Lãnh vô tội này cần phải chiếm được trước vị trí được dành cho đàn chiên vô tội sẽ đi theo Người” (40,2: "Scriptores circa Ambrosium," IV, Milan-Rome, 1991, p. 195).
Anh Chị Em thân mến,
Mỗi Chúa Nhật, vào giờ kinh tối, Giáo Hội cử hành biến cố phục sinh của Chúa Kitô bằng việc hát bài Thánh Vịnh 109 {110}. Bài Thánh Vịnh này, bài Thánh Vịnh đầu tiên được sáng tác cho việc đăng quang của một vị vua trần thế được hạ sinh theo giòng dõi vua Đavít, cử hành cuộc chiến thắng cuối cùng của Đấng Thiên Sai trên tất cả mọi kẻ thù địch của Người. Với lời Thiên Chúa thế hứa, Vị Vua này cũng được chọn làm “một vị tư tế đến muôn đời theo giòng Melchisedek”. Giáo Hội đọc thấy bài Thánh Vịnh này một ám chỉ cho thấy trước việc lên ngôi của Chúa Giêsu Kitô, Vị Vua và là Vị Thượng Tế của chúng ta, ngự bên hữu Cha. Từ ngai tòa thiên quốc này của mình, Vị Chúa Phúc Sinh mời gọi chúng ta hãy chiêm ngưỡng vinh hiển chúng ta được kêu gọi làm phần thể của Mình Mầu Nhiệm Người.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tài liệu từ Vatican Press Office được Zenit phổ biến ngày 26/11/2003)

Bài 94 – TV 113A (114) (Thứ Tư 3/12/2003)

 CUỘC XUẤT HÀNH LẠ LÙNG RA KHỎI AI CẬP

(TV 113A [114] - Chúa Nhật, Tuần Thứ Nhất)

1. Bài ca hân hoan và vinh thắng chúng ta vừa công bố nhắc lại biến cố dân Do Thái xuất hành khỏi cảnh áp bức của người Ai Cập. Bài Thánh Vịnh 113A (114) là một phần thuộc bộ tổng hợp được truyền thống Do Thái gọi là bộ “Egyptian Hallel”. Bộ tổng hợp này gồm có những bài Thánh Vịnh từ 112 đến 117, một việc tuyển lựa những bài ca được sử dụng đặc biệt trong phụng vụ Vượt Qua của dân Do Thái.
Kitô giáo đọc lấy bài Thánh Vịnh 113A (114) theo cùng một cung điệu vượt qua, nhưng đã đọc lại bài này bằng một ý nghĩa mới theo chiều hướng Chúa Kitô phục sinh. Bởi thế, biến cố xuất hành được bài Thánh Vịnh đây cử hành trở thành một thứ giải phóng khác sâu xa hơn và phổ quát hơn. Trong vở “Hài Kịch Thần Linh”, thi sĩ Dante, theo bản dịch Latinh Vulgata, đã đặt bài thánh thi ca này vào môi miệng của các linh hồn trong Luyện Tội: “In exitu Israel de Aegypto / tất cả mọi người trong họ đều đồng thanh cất tiếng hát…” ("Purgatorio," II, 46-47). Ông đã thấy nơi bài Thánh Vịnh này khúc ca đợi chờ và hy vọng của tất cả những ai, sau cuộc thanh tẩy khỏi mọi tội lỗi, đang hành trình hướng về cùng đích hiệp thông với Thiên Chúa trên thiên đàng.
2. Giờ đây chúng ta theo dõi chiều hướng thiêng liêng chủ đề của bài nguyện cầu ngắn ngủi này. Ở đọan đầu (xem câu 1-2), bài Thánh Vịnh cho thấy cuộc xuất hành của dân Do Thái ra khỏi cảnh bị người Ai Cập áp bức, cho đến khi tiến vào mảnh đất hứa là “cung thánh” của Thiên Chúa, tức là, nơi Ngài hiện diện giữa dân Ngài. Thật vậy, đất đai và dân chúng được hòa nhập với nhau: Giuđa và Yến-Duyên, những từ ngữ ám chỉ thánh địa và dân Chúa, được coi là tòa Chúa hiện diện, là sản vật và là di sản đặc biệt của Ngài (x Ex 19:5-6).
Sau lời diễn tả về thần học liên quan đến một trong những yếu tố trọng yếu của đức tin thuộc Cựu Ước, tức là việc dân chúng loan truyền những việc làm lạ lùng của Thiên Chúa, vị tác giả Thánh Vịnh đã suy nghĩ một cách sâu xa hơn, linh thiêng hơn và biểu hiệu hơn về những biến cố cấu tạo.
3. Biển Đỏ trong cuộc xuất hành khỏi Ai Cập và sông Dược Đăng cửa ngõ tiến vào Đất Hứa được nhân cách hóa và biến thành những chứng nhân và dụng cụ tham dự vào cuộc giải phóng thành công do Chúa thực hiện này (see Psalm 113a[114]:3,5).
Mở đầu cuộc xuất hành xuất hiện một biển cả ngưng đọng để cho dân Do Thái vượt qua, và vào cuối cuộc xuất hành băng qua sa mạc này là con sông Dược Đăng cũng đã ngừng chảy để thành đất khô cho đoàn rước kiệu Do Thái băng qua (x Gen 3-4). Ở đoạn giữa cho thấy cảm nghiệm Núi Sinai: Bấy giờ núi non được tham dự vào cuộc mạc khải thần linh cả thể xẩy ra trên thượng đỉnh của chúng. Nhưng sinh vật, như cừu và chiên, hớn hở nhảy nhót. Bằng một thứ nhân cách hóa sống động nhất, vị tác giả Thánh Vịnh bấy giờ hỏi các núi đồi về lý do liên quan đến tình trạng rối loạn của chúng: “(Tại sao)… núi non lại nhảy nhót như cừu? Đồi nương lại hớn hở như chiên trong đàn?” (câu 6). Chúng không trả lời thẳng ra: câu trả lời được thốt lên cách gián tiếp qua một thứ lệnh truyền khiến trái đất để cả nó nữa cũng rùng mình “trước nhan Chúa” (câu 7). Việc rối loạn của núi đồi bởi thế mới là một thứ tôn thờ chấn động trước nhan Chúa, vị Thiên Chúa của dân Yến Duyên, một tác động tôn vinh chúc tụng vị Thiên Chúa siêu việt và cứu độ.
4. Đề tài ở phần cuối của bài Thánh Vịnh này (câu 7-8) cho thấy một biến cố quan trọng khác trong cuộc dân Do Thái hành trình băng qua sa mạc, biến cố nước vọt ra từ tảng đá ở Meribah (x Ex 17:1-7; Num 20:1-13). Thiên Chúa đã biến tảng đá thành một giòng suối nước, một giòng suối nước trở nên hồ nước: mối quan tâm của người cha trong việc Ngài gặp gỡ dân của Ngài được bộc lộ sâu xa trong sự thần diệu này.
Bởi thế, cử chỉ này cần phải mang một ý nghĩa biểu hiệu: Nó là dấu hiệu cho tình yêu cứu độ của Chúa là Đấng bảo trì và tái sinh nhân loại trong khi nhân loại tiến bước trong sa mạc lịch sử.
Như đã từng thấy, Thánh Phaolô dùng hình ảnh này, và căn cứ vào một thứ truyền thống Do Thái chủ trương là tảng đá đã đồng hành dân Do Thái trong cuộc hành trình qua sa mạc, thánh nhân đã đọc lại biến cố này theo chiều hướng Kitô học: “Tất cả đều uống cùng một của uống thiêng liêng, vì họ đã uống từ một tảng đá linh thiêng đã theo họ, và tảng đá này là Chúa Kitô” (1Cor 10:4).
5. Bởi thế, khi dẫn giải về cuộc xuất hành của dân Do Thái ra khỏi Ai Cập, một đại sư Kitô giáo như Origen đã nghĩ về một cuộc xuất hành mới được Kitô hữu thực hiện. Chính vị này đã giãi bày thế này: “Bởi thế đừng nghĩ rằng chỉ có Moisen mới dẫn dân chúng ra khỏi Ai Cập: cả hiện nay nữa, Moisen chúng ta có …, đó là lề luật Thiên Chúa, muốn dẫn chúng ta ra khỏi Ai Cập; nếu anh em biết lắng nghe thì lề luật của Ngài muốn đưa anh em thoát khỏi tay Pharaoh… lề luật của Ngài không muốn thấy anh em cứ dính liền với những hành động tối tăm của xác thịt, nhưng muốn anh em ra khỏi sa mạc, muốn anh em tiến đến địa điểm khỏi bị những rối loạn cùng với những chao đảo của thế kỷ này, muốn anh em tiến đến chỗ bình lặng và yên tĩnh… Để nhờ đó, khi anh em tiến đến được chỗ tĩnh lặng này, anh em mới có thể tế lễ cho Chúa, mới có thể nhìn nhận lề luật của Thiên Chúa và quyền năng của tiếng nói thần linh” ("Homilies on Exodus," Rome, 1981, pp. 71-72).
Sử dụng hình ảnh của Thánh Phaolô là hình ảnh gợi lên việc vượt qua biển cả, ông Origin đã viết tiếp: “Thánh Tông Đồ gọi nó là phép rửa, một phép rửa được hiện thực nơi Moisen trong mây trời và biển cả, để cả anh em nữa, thành phần đã được rửa trong Chúa Kitô, trong nước và trong Thánh Thần, biết được rằng những người Ai Cập đang săn đuổi anh em và muốn anh em trở về phục dịch họ, tức là trở về với những kẻ cai trị thế giới này cũng như với những thứ thần dữ là những gì đã từng làm chủ anh em lúc ban đầu. Họ thật sự tìm cách theo dõi anh em, song anh em đã chìm sâu vào giòng nước và thoát nạn an toàn, để rồi được rửa sạch các thứ vết nhơ tội lỗi, anh em đã hiện lên như một con người mới sẵn sàng hát lên bài ca vịnh mới này” (ibid., p. 107).
Anh Chị Em thân mến,
Bài thánh thi ca hân hoan và chiến thắng chúc tụng chúng ta công bố hôm nay cử hành việc giải phóng dân Do Thái khỏi cảnh bị vua Pharaoh Ai Cập áp bức. Biến cố xuất hành nhắc nhở cho tất cả mọi Kitô hữu nhớ rằng Chúa, Đấng đã dẫn dân Do Thái an toàn qua Biển Đỏ, cũng là Chúa dẫn chúng ta qua phép rửa đến chỗ thoát khỏi tội lỗi của chúng ta. Chớ gì chúng ta luôn lắng nghe Thiên Chúa trong thinh lặng của tâm hồn mình, nhờ đó chúng ta có thể nhìn nhận lề luật của Ngài và quyền năng của lời thần linh Ngài.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tài liệu từ Vatican Press Office được Zenit phổ biến ngày 3/12/2003)

Bài 95 – Ca vịnh Rev 19 (Thứ Tư 10/12/2003)

 CUỘC NHIỆM HÔN CỦA CHÚA KITÔ VÀ GIÁO HỘI

(Ca Vịnh Rev. 19:1-7 - Chúa Nhật, Tuần Thứ Nhất)

1. Tiếp tục loạt Bài Thánh Vịnh và ca vịnh làm thành lời nguyện cầu của giáo hội cho những giờ kinh ban tối, chúng ta suy niệm về một bài thánh thi ca được lấy từ đoạn 19 của Sách Khải Huyền và được diễn tiến bằng những lời hãy vui lên và những lời tung hô.
Đằng sau những lời kêu cầu hân hoan này là lời than van thảm thiết theo cung giọng của thành phần vua chúa, của các tay thương gia và của những kẻ hải hồ ở đoạn trước, khi chứng kiến thấy cảnh sụp đổ của đô đế Babylon, một thành đô của sự dữ xấu xa và của đàn áp, biểu hiệu của một cuộc bách hại hung hãn chống lại Giáo Hội.
2. Ngược lại với tiếng kêu phát xuất từ trái đất này là một ca đoàn hoân hoan có một tính cách phụng vụ vang lên trên trời lập lại tiếng amen cùng với những lời hãy vui lên. Trong bản văn Khải Huyền, những lời tung hô khác nhau tương tự như những câu đối xướng được phụng vụ giờ kinh ban tối giờ đây liên kết lại thành một bài ca vịnh duy nhất, thực sự đã đặt vào môi miệng của những thành phần khác nhau. Trước hết chúng ta thấy cả một “đám rất đông”, bao gồm các thần thánh (x câu 1-3). Rồi nghe thấy tiếng của “24 vị lão thành” và “4 sinh vật”, những hình ảnh như biểu hiệu cho các vị tư tế trong phụng vụ thiên quốc chúc tụng và tạ ơn này (x câu 4). Sau hết là bài thánh thi ca được đồng thanh dâng lên (x câu 5), một bài thánh thi ca được khởi lên từ “đám rất đông” ấy (x câu 6-7).
3. Trong những bài tới của hành trình cầu nguyện của chúng ta, chúng ta sẽ có dịp để dẫn giải những câu đối xứng riêng trong bài thánh thi ca uy linh và vui mừng chúc tụng đa giọng này. Lúc này đây chúng ta chỉ chú ý tới hai nhận định mà thôi. Nhận định thứ nhất liên quan đến câu tung hô mở đầu là “Ơn cứu độ, vinh quang và quyền năng thuộc về Thiên Chúa của chúng ta, vì các phán quyết của Ngài thì chân thực và công minh” (câu 1-2).
Ở tâm điểm của lời kêu cầu hân hoan này là hình ảnh của việc Thiên Chúa can thiệp thẳng tay vào lịch sử con người: Chúa không dửng dưng, như là một đế vương vô tâm và cô lập trước những quằn quại của loài người. Như vị tác giả Thánh Vịnh viết: ‘Ngai tòa của Chúa ở trên trời. Đồi mắt của Chúa vẫn cẩn thận trông xem và thử thách tất cả mọi dân tộc” (Ps 10[11]:4).
4. Ngoài ra, cái nhìn của Ngài còn là nguồn mạch hành động, vì Ngài can thiệp và hủy diệt những thứ đế quốc hống hách và áp bức, Ngài lật đổ kẻ kiêu căng khinh dễ Ngài, Ngài phán xử tất cả những ai hành ác. Vị tác giả Thánh Vịnh cũng dùng những hình ảnh tượng hình (x Ps 10:7) để diễn tả việc Thiên Chúa dũng mãnh can thiệp đột ngột vào lịch sử này, như tác giả Sách Khải Huyền đã nói đến ở đoạn trước (x Rev 18:1-24) về việc can thiệp thần linh một cách kinh hoàng ở Babylon, lật đổ tận rễ thành đô này mà dìm xuống biển khơi. Bài thánh thi ca của chúng ta đề cập tới việc can thiệp này ở một đoạn không được tiếp nối trong việc cử hành giờ kinh ban tối (x Rev 19:2-3).
Bởi thế, trước hết, việc chúng ta nguyện cầu cần phải nêu lên và chúc tụng tác động thần linh, đức công minh hữu hiệu của Chúa, vinh quang của Ngài chiến thắng sự dữ. Thiên Chúa tỏ mình ra trong lịch sử, đứng về phía thành phần công chính và thành phần nạn nhân, đúng như được nói đến trong lời tung hô ngắn ngủi và quan trọng của Sách Khải Huyền cũng như được thường lập lại khi hát Thánh Vịnh (x Ps 145[146]:6-9).
5. Chúng ta cần phải để ý tới một đề tài khác nơi bài ca vịnh của chúng ta đây. Đề tài này được khai triển từ lời tung hô cuối cùng và là một trong những động lực nổi bật của chính Sách Khải Huyền: “Vì ngày hôn ước của Con Chiên đã đến, hôn thê của Con Chiên đã sữa soạn sẵn sàng” (Rev 19:7). Chúa Kitô và Giáo Hội, Con Chiên và hôn thê, đều thuộc về một cuộc hiệp thông yêu thương sâu xa.
Chúng ta sẽ cố gắng làm cho cuộc nhiệm hôn này sáng tỏ qua chứng từ thi ca của một đại Giáo Phụ thuộc Giáo Hội Syrian là Thánh Ephrem, vị đã sống ở thế kỷ thứ 4. Bằng việc sử dụng một cách tượng trưng dấu hiệu của tiệc cưới Cana (x Jn 2:1-11), ngài mời chính thành Cana được nhân cách hóa này hãy chúc tụng Chúa Kitô về tặng ân cao cả đã lãnh nhận:
“Cùng với các vị khách của mình, tôi xin cám ơn Ngài vì Ngài đã cho rằng tôi xứng đáng mời Ngài:/ Ngài là vị Phu Quân thiên quốc, Đấng đã hạ giáng và mời gọi tất cả mọi người;/ và cả tôi nữa cũng được mời gọi vào tham dự lễ cưới tinh tuyền./ Trước mặt dân chúng, tôi sẽ nhìn nhận Ngài là Vị Hôn Phu, ngoài ra không có ai như Ngài./ Phòng hôn ước của Ngài đã sửa soạn sẵn sàng qua các thế kỷ, và được trang bị một cách sang trọng không thiếu một sự gì hết:/ không giống như tiệc cưới Cana đã được Ngài cho thỏa mãn” ("Inni sulla verginità," [Hymns on Virginity], 33,3: "L'arpa dello Spirito" [The Lyre of the Spirit], Rome, 1999, pp. 73-74).
6. Ở một bài thánh thi ca khác cũng nói đến tiệc cưới Cana, Thánh Ephrem đã nhấn mạnh đến cách Chúa Kitô, vị được mời đến các bữa tiệc cưới khác (nhất là những cặp phu thê ở Cana), muốn cử hành lễ cưới của mình: một tiệc cưới với vị hôn thê của mình là hết mọi linh hồn trung tín. “Hỡi Giêsu, Ngài được mời đến lễ cưới của những người khác, của những cặp hôn phu ở Cana,/ ở đây, thay vì là lễ cưới của Ngài, tinh tuyền và tuyệt mỹ: Lễ cưới làm cho những ngày sống của chúng ta vui mừng,/ vì Lạy Chúa, các người khách của Chúa cũng cần những bài hát của Ngài nữa: Xin hãy để cho cây huyền cầm của Chúa tràn đầy mọi sự!/ Linh hồn là hôn thê của Chúa, thân thể là the phòng,/ các khách khứa là các thứ giác quan và tâm tưởng./ Và đối với Ngài nếu chỉ có một thân thể là lễ cưới,/ thì cả Giáo Hội này là tiệc cưới của Ngài vậy!” ("Inni sulla fede" [Hymns on the Faith], 14,4-5: op. cit., p. 27).
Anh Chị Em thân mến,
Bài ca vịnh hôm nay, một bài ca vịnh được trích từ Sách Khải Huyền, bày tỏ niềm vui của các thần thánh trong phụng vụ tạ ơn trên thiên đình của các ngài. Thiên Chúa được chúc tụng vì Ngài đã ra tay chiến thắng quyền lực của các kẻ hành ác cũng như bênh vực tất cả mọi nạn nhân của những gì là bất chính. Bài ca vịnh cũng cử hành cuộc hôn nhân của Chúa Kitô Con Chiên với Giáo Hội hôn thê của Ngài. Một số vị Giáo Phụ, như Thánh Ephrem, đã áp dụng hình ảnh phu thê này của cuộc hiệp nhất giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Ngài vào trường hợp mỗi một linh hồn.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tài liệu từ Vatican Press Office được Zenit phổ biến ngày 10/12/2003)

Bài 96 – Ca vịnh 1Pr 2 (Thứ Tư 14/1/2004)

CHÚA KITÔ TỬ GIÁ VI CHÚNG TA

(Ca Vịnh 1Phêrô 2:21-24 – Chúa Nhật, Tuần Thứ Nhất)

1. Sau thời gian tạm dừng để cử hành Lễ Giáng Sinh, hôm nay chúng ta tiếp tục những bài suy niệm của chúng ta về phụng vụ giờ kinh tối. Bài ca vịnh vừa được công bố trích từ Thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô đề cập đến cuộc khổ nạn cứu chuộc của Chúa Kitô là biến cố đã đực tiên báo vào giây phút Người lãnh nhận phép rửa ở sông Dược Đăng.
Như chúng ta đã nghe vào Chúa Nhật vừa rồi, Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, Chúa Giêsu tỏ mình ra ngay từ lúc khởi đầu cuộc hoạt động công khai của mình như là “Người Con yêu dấu” được Cha lấy làm hài lòng (x Lk 3:22), và là “Người Tôi Tớ Giavê” (x Is 42:1) thực sự, Đấng giải thoát con người khỏi tội lỗi bằng cuộc khổ nạn và tử giá của mình.
Việc tưởng nhớ đến cuộc khổ nạn này rất thường được nhắc đến trong Bức Thư của Thánh Phêrô này, trong đó, người đánh cá ở Galilêa tự nhận mình là “chứng nhân thấy những khổ nạn của Chúa Kitô” (5:1). Chúa Giêsu là Con Chiên hy hiến tinh tuyền đã đổ máu cao quí của mình ra vì phần rỗi của chúng ta (x 1:18-19). Người là tảng đá sống bị con người loại bỏ nhưng được Thiên Chúa chọn làm “tảng đá gốc” làm nền tảng cho “ngôi nhà thiêng liêng” tức là cho Giáo Hội (x 2:6-8). Người là Đấng công chính tự hiến mình cho thành phần bất chính để dẫn họ về lại với Thiên Chúa (x 3:18-22).
2. Giờ đây chúng ta chú trọng tới những gì về Chúa Kitô được đoạn văn chúng ta vừa nghe nói tới (x 2:21-24). Người hiện lên trước mắt chúng ta như là một mô phạm để chiêm ngưỡng và bắt chước, một thứ “chương trình”, như bản nguyên ngữ Hy Lạp viết (x 2:21), cần phải được thực hiện, một gương mẫu cần phải nhất định noi theo, liên kết chúng ta với những ước muốn của Người.
Thật vậy, bản văn đã sử dụng đến động từ Hy Lạp về việc đi theo, về môn đệ tính, về việc bước theo từng bước chân của Chúa Giêsu. Những bước chân của Vị Thày thần linh này tiến đi trên con đường dốc dác và nhọc nhằn, như người ta đọc thấy trong Phúc Âm: “Ai muốn theo Thày phải … vác thập giá mà theo Thày” (Mk 8:34).
Ở đây bài thánh thi ca của Thánh Phêrô mô tả một tổng hợp rất hay về cuộc khổ nạn của Chúa Kitô, được diễn tả bằng những lời lẽ và hình ảnh được tiên tri Isaia ám chỉ về nhân vật Tôi Tớ khổ đau (x Is 53), và được đọc lại theo chiều hướng thiên sai của truyền thống Kitô Giáo xưa kia.
3. Câu truyện khổ nạn theo hình thức của một bài thánh thi ca này được cấu tạo bởi 4 lời công bố tiêu cực (22-23a) và 3 lời công bố tích cực (23b-24), là những gì cho thấy thái độ của Chúa Giêsu nơi biến cố kinh hoàng và cả thể ấy.
Bắt đầu là việc xác nhận lưỡng đôi về tính cách hoàn toàn vô tội của Người như được tiên tri Isaia nói tới: “Người không hề phạm tội và không hề có điều chi điêu ngoa nơi miệng lưỡi của Người” (22). Sau đó là hai nhận định khác về tác hành gương mẫu theo đức hiền lành và từ ái của Người: “Khi bị xỉ nhục, Người không lăng nhục, khi bị khổ đau Người không dọa nạt” (23). Việc âm thầm nhẫn nhịn của Chúa không phải chỉ là một hành động can đảm và quảng đại. Nó còn là một cử chỉ tin tưởng vào Cha của Người, như một trong ba điều xác nhận tích cực cho thấy: “Người đã phó mình cho Đấng phân xử công minh” (ibid). Người đã hoàn toàn và trọn vẹn tin tưởng vào đức công chính thần linh, một đức công chính hướng lịch sử đi đến chỗ chiến thắng của thành phần vô tội.
4. Như thế chúng ta tiến tới tột đỉnh của trình thuật về cuộc khổ nạn cho thấy giá trị cứu độ của hành động hy hiến bản thân đến cùng của Chúa Kitô: “Chính Người đã mang lấy tội lỗi của chúng ta nơi thân thể bị treo trên một cây gỗ của Người, nhờ đó, được giải thoát khỏi tội lỗi, chúng ta sống cho đức công minh” (2:24).
Nhận định tích cực thứ hai này, một nhận định theo những gì được lời tiên tri của Isaia diễn tả (53:12), cho thấy rõ Chúa Kitô đã mang “nơi thân xác của Người” “ở trên một cây gỗ”, tức là ở trên cây thập tự giá, “tội lỗi của chúng ta” để có thể xóa bỏ chúng đi.
Trên con đường này, cả chúng ta nữa, được giải thoát khỏi con người cũ cùng với sự dữ và khốn nạn của nó, có thể “sống công chính”, tức là sống thánh thiện. Tư tưởng này tương hợp với, mặc dù chữ nghĩa rất khác nhau, giáo lý về phép rửa của Thánh Phaolô, một phép rửa tái sinh chúng ta nên những tạo vật mới, dìm ngập chúng ta vào mầu nhiệm khổ nạn, tử giá và hiển vinh của Chúa Kitô (x Rm 6:3-11).
Câu cuối cùng “nhờ bởi những thương tích của Người mà anh em đã được chữa lành” (24) cho thấy giá trị cứu độ nơi những gì Chúa Kitô phải chịu, một giá trị cứu độ được diễn tả bằng những lời tương tự bởi tiên tri Isaia trong việc nhấn mạnh đến hoa trái cứu độ phát sinh từ nỗi khổ đau Người Tôi Tớ Chúa phải chịu (x Is 53:5).
5. Chiêm ngưỡng những thương tích của Chúa Kitô đã cứu độ chúng ta, Thánh Ambrôsiô nói: “Tôi chẳng có gì nơi những việc tôi làm để mà tự tôn vinh mình, tôi chẳng có gì để mà vinh vang, bởi thế, tôi mới tôn vinh trong Chúa Kitô. Tôi sẽ không tự tôn vinh mình vì tôi là kẻ công chính, song tôi tôn vinh vì tôi được cứu chuộc. Tôi sẽ không tự tôn vinh mình vì tôi được không vướng mắc tội lỗi, song tôi tôn vinh vì tội lỗi tôi đã được thứ tha. Tôi không tự tôn vinh mình vì tôi đã giúp đáp hay được giúp đáp, song vì Chúa Kitô là Đấng cầu bầu cho tôi trước Chúa Cha, vì máu của Chúa Kitô đã đổ ra cho tôi. Chúa Kitô đã nếm cái chết vì tôi. Lỗi tội còn có lợi hơn là vô tội. Vô tội làm tôi huyênh hoang, lỗi tội làm tôi khiêm hạ” ("Giacobbe e la Vita Beata," [Jacob and the Blessed Life], I,6,21: Saemo, III, Milan-Rome, 1982, pp. 251.253).
Anh Chị Em thân mến,
Sau khi cử hành Lễ Giáng Sinh, hôm nay chúng ta chiêm ngắm một đoạn Thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô, đoạn thư khảo sát về Cuộc Khổ Nạn hiển vinh của Chúa được tiên kiến từ khi Người lãnh nhận Phép Rửa ở sông Dược Đăng. Bài ca vịnh này trình bày như là một tổng hợp về nhân vật Tôi Tớ Khổ Đau được Tiên Tri Isaia nói đến và là then chốt để hiểu được quan điểm Kitô hữu xưa về Đấng Thiên Sai. Khi chúng ta suy niệm về hình ảnh Đấng Cứu Thế khổ đau của chúng ta, chúng ta hãy nhớ lại những lời của Thánh Ambrôsiô nói la “Tôi không được hiển vinh vì tôi là kẻ công chính, song tôi sẽ được hiển vinh vì tôi được cứu chuộc”.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tài liệu từ Vatican Press Office được Zenit phổ biến ngày 14/1/2004)

Bài 97 – TV 10 (11) Thứ Tư 28/1/2004

 MỘT VỊ CHÚA CHIÊN LÀNH... KHÔNG PHẢI LÀ MỘT SỐ PHẬN BÍ NHIỆM

(Thánh Vịnh 10 [11] – Kinh Tối Thứ Hai, Tuần Thứ Nhất) 

1. Chúng ta tiếp tục việc chúng ta suy niệm về các bài Thánh Vịnh, những bài Thánh Vịnh làm nên những bài chính yếu cho phụng vụ của giờ kinh tối. Chúng ta vừa nghe Thánh Vịnh 10[11] vang vọng trong lòng của chúng ta, một lời nguyện cầu ngắn ngủi tin tưởng, theo nguyên ngữ Do Thái, một lời cầu nguyện được lấm chấm bằng một danh xưng thần linh “Adonaja”, Chúa. Danh xưng này được nghe ngay từ đầu (câu 1), được lập lại 3 lần ở giữa bài (câu 4-5) và xuất hiện một lần nữa ở cuối bài (câu 7).
Cung giọng thiêng liêng của toàn thể bài ca này được diễn tả rõ ràng ở câu kết thúc: “Chúa là Đấng công chính và yêu chuộng những việc làm chân chính; kẻ công chính sẽ nhìn thấy dung nhan của Ngài”. Đó là căn gốc của tất cả mọi niềm tin tưởng và là nguồn mạch của tất cả mọi niềm hy vọng vào ngày tăm tối và thử thách. Thiên Chúa không dửng dưng trước thiện và ác; Ngài là một Vị Thiên Chúa nhân lành, chứ không phải là một thứ định mệnh tối tăm, bất khả triệt và bí nhiệm.
2. Bài Thánh Vịnh này diễn tiến chính yếu qua hai cảnh trí. Nơi cảnh thứ nhất (câu 1-3), thành phần gian ác được diễn tả cho thấy việc chiến thắng tỏ tường của họ. Họ hiện lên với hình ảnh của một tay hăng máu và săn bắn: Họ là một kẻ hư hoại, thành phần hung tợn nhắm mũi tên hiếu chiến hay săn bắn của mình bắn vào nạn nhân của mình, tức là vào thành phần công chính (câu 2). Bởi thế, thành phần nạn nhân này nghĩ mình cần phải né mình tránh thoát cuộc tấn công không nương tay ấy. Họ muốn “tẩu thoát như chim bay lên các ngọn núi” (câu 1), xa khỏi cơn lốc ác ôn, khỏi cuộc công hãm của kẻ gian ác, khỏi những mũi tên vu khống do các tội nhân bội phản bắn tới.
Thành phần công chính như bị thất đảm, cảm thấy lẻ loi và không thể chống lại cuộc tấn công của sự dữ. Đối với họ, những nền tảng của trật tự chân chính nơi xã hội dường như bị rung chuyển và ngay chính những cơ sở nơi việc nhân loại chung sống với nhau cũng bị suy sụp (câu 3).
3. Thế rồi xẩy ra một cuộc thay đổi lớn, như được diễn tả ở cảnh thứ hai (câu 4-7). Chúa, Đấng ngự trên thiên ngai, phóng cái nhìn thấu suốt của mình về toàn thể chân trời của nhân loại. Từ vị thế siêu việt ấy, dấu chỉ cho thấy sự toàn tri và toàn năng thần linh, Thiên Chúa có thể thấu triệt và sàng sẩy hết mọi người, phân lành ra khỏi dữ, và nghiêm nghị kết án những gì là bất chính (câu 4-5).
Hình ảnh rất sống động và an ủi là hình ảnh con mắt thần linh chăm chú nhìn đến các hành động của chúng ta. Chúa không phải là một chủ quyền xa xôi cách biệt, thu mình trong một thế giới vàng son của mình, mà là một Hiện Diên tinh anh thiên về phía sự thiện và công lý. Ngài nhìn thấy và cung ứng khi can thiệp bèng lời nói và hành động của Ngài.
Thành phần công chính thấy trước được rằng, như dã xẩy ra ở Sođôma (x Gen 19:24), Chúa “làm mưa diêm sinh (xuống trên kẻ gian ác)” (câu 6), biểu hiệu cho những gì Ngài phán quyết để thanh tẩy lịch sử khi kết án sự dữ. Thành phần gian ác, bị giáng phạt bởi trận mưa tóe lửa này, một biến cố baóo trước số phận tối hậu của họ, cuối cùng cảm nghiệm thấy rằng Chúa chính là “Đấng quan án trên trái đất!” (Ps 57[58]:12).
4. Tuy nhiên, bài Thánh Vịnh này lại không kết thúc ở hình ảnh thảm thê trừng phạt và kết án này. Câu cuối cùng đã mở ra một chân trời sáng lạn và an bình giành cho thành phần công chính là những ai sẽ chiêm ngắm Chúa của mình, vị quan án công minh, nhưng trên hết là một vị giải phóng nhân hậu: “kẻ công chính sẽ nhìn thấy dung nhan của Ngài” (câu 7). Đó là một cảm nghiệm về mối hiệp thông hoan lạc và về lòng tin tưởng yên hàn nơi Thiên Chúa, Đấng giải cứu khỏi sự dữ.]
Trong giòng lịch sử, vô số người công chính đã cảm nghiệm thấy một cái gì đó tương tự như thế. Nhiều câu truyện kể lại lòng tin tưởng của các vị tử đạo Kitô giáo trước những cực hình và lòng cương quyết của họ, những người đã không trốn chạy trước các cơn thử thách.
Trong "Acts of Euplo" ("Atti di Euplo"), một vị phó tế ở Catania, bị sát hại dưới thời hoàng đế Diocletian khoảng năm 304, vị tử đạo này đã đột hứng thốt lên những lời nguyện như sau: “Ôi Chúa Kitô, con xin cám ơn Chúa: xin hãy bảo bệ con vì con đang chịu khổ vì Chúa… Con tôn thờ Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Thần. Con tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi… Ôi CHúa Kitô, con xin tạ ơn Chúa. Xin hãy đến cứu giúp con, Ôi Chúa Kitô! Vì Chúa mà con chịu khổ, lạy Chúa Kitô… Ôi Chúa, vinh quang của Chúa cao cả nơi các người tôi tớ được Chúa chiếu cố kêu gọi theo Chúa! Con tạ ơn Chúa, Lạy Chúa Giêsu Kitô, vì sức mạnh của Chúa dã an ủi con; Chúa đã không để cho linh hồn con phải vong thân bởi tay kẻ gian ác, và Chúa đã ban cho con ân sủng vì danh Chúa. Vậy xin Chúa hãy chứng tỏ những gì Chúa đã làm nơi con, để làm rối loạn hành động trơ tráo của kẻ Địch Thù” (A. Hamman, "Preghiere dei Primi Cristiani," [Prayers of Early Christians], Milan, 1955, pp. 72-73).
Anh Chị Em thân mến,
Bài Thánh Vịnh 10 nói về Chúa ngự trên tòa cao, Đấng chú ý tới tất cả mọi sự xay ra trên trái đất. Bài Thánh Vịnh nói rõ ràng là Thiên Chúa không dửng dưng với những sì phải trái. Thiên Chúa là Đấng tốt lành và trong lúc Ngài nghiêm thẳng kết án tất cả những gì là bất chính thì Ngài cũng an ủi thành phần công chính trong những cơn thử thách của họ. Ngài là Đấng Cứu Thế của họ và họ sẽ được an bình trước sự hiện diện của Ngài. Niềm hy vọng này đã nâng đỡ nhiều tín hữu trong các sự khó khăn của họ cũng như đã ban lòng can đản cho vô số vi tử đạo.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Vatican Press Office được Zenit phổ biến ngày 28/1/2004).

Bài 98 – TV 14 (15) (Thứ Tư, 04/02/2004)

NHỮNG PHÂMR TÍNH CẦN CÓ ĐỂ GẶP GỠ THIÊN CHÚA

(Thánh Vịnh 14 [15] – Kinh Tối Thứ Hai, Tuần Thứ Nhất)

1. Thánh Vịnh 14[15] được cống hiến cho chúng ta suy niệm đây thường được các vị học giả Thánh Kinh liệt kê như là một thứ “phụng vụ dẫn nhập”. Như vẫn thấy nơi một số bài Thánh Vịnh khác của sách Thánh Vịnh (chẳng hạn Thánh Vịnh 23, 25 và 94), người ta nghĩ về một thứ kiệu rước của tín hữu tập trung ở cửa đền thờ Sion để tiến vào cử hành việc tôn thờ. Những điều kiện bất khả châm chước để được tham dự vào việc cử hành phụng vụ, nhờ đó, tham dự vào mối thân mật thần linh, đã được phác họa nơi một thứ trao đổi giữa tín hữu và các thày Lêvi.
Một bên nêu lên vấn nạn là: “Lạy Chúa, ai sẽ là người được ở trong lều tạm của Ngài? Ai sẽ là người được ở trên núi thánh của Ngài? (câu 1). Một bên nêu lên một loạt những phẩm tính cần có để bước qua ngưỡng cửa tiến vào “lều tạm” ấy, tức tiến vào đền thờ trên “núi thánh” Sion. Có 11 phẩm tính được kể ra làm nên một tổng hợp lý tưởng liên quan đến những thực hành về luân lý được chất chứa trong lề luật thánh kinh (câu 25).
2. Có những thời các điều kiện cần phải có để tiến vào linh phòng này đã được khắc trên cửa của các đền đài ở Ai Cập và Babylon. Tuy nhiên, người ta nhận thấy một sự khác biệt rất nhiều so sánh với những gì đã được đề cập đến ở bài Thánh Vịnh của chúng ta đây. Nơi nhiều nền văn hóa đạo giáo thì những gì được đòi hỏi cần phải có trước Thần Linh nhất đó là việc thanh tẩy theo nghi thức bề ngoài được thể hiện qua những việc tẩy rửa, những cử điệu và cách trang sức đặc biệt.
Thánh Vịnh 14[15], ngược lại, kêu gọi việc thanh tẩy lương tâm, nhờ đó, những tác động chọn lựa của nó được tác động bởi tình yêu công lý và tha nhân. Bởi thế, qua những câu thánh vịnh này, người ta cảm thấy âm vang tinh thần của những vị tiên tri hằng kêu gọi chúng ta hãy liên kết đức tin với đời sống, nguyện cầu với hoạt động bề ngoài, thờ phượng với công bằng xã hội (x Is 1:10-20, 33:14-16; Hos 6:6; Mic 6:6-8; Jer 6:20).
Chẳng hạn, chúng ta hãy nghe thấy lời trách móc nghiêm khắc của tiên tri Amos, vị đã nhân danh Thiên Chúa bác bỏ một thứ tôn thờ không dính dáng gì đến đời sống thường nhật như sau: “Ta ghét, Ta bác bỏ các thứ lễ lậy của các ngươi, Ta chẳng có hài lòng gì nơi những thứ cử hành long trọng của các ngươi hết;/ Ta không chấp nhận các thứ của lễ tiến dâng hoa mầu ngũ cốc của các ngươi, cũng chẳng màng đến các thứ lễ cầu an béo bở chiên bò của các ngươi… Bởi thế, hãy làm cho công lý như nước cuộn lên, và sự thiện hảo như khe suối chảy” (5:21-22,24).
3. Giờ đây chúng ta tiến đến 11 việc thực hành được tác giả Thánh Vịnh liệt kê, những thực hành làm căn bản cho việc xét lương tâm mỗi khi chúng ta sửa soạn xưng thú lỗi lầm của mình để được hiệp thông với Chúa trong việc cử hành phụng vụ.
Ba việc thực hành đầu tiên liên quan đến một lãnh vực tổng quát và nói lên việc chọn lựa về phương diện đạo lý, đó là thực hành đường lối đoan chính về luân lý, đường lối áp dụng công lý, và sau cùng là đường lối hết sức chân thực nơi ngôn từ (câu2).
Ba việc thực hành kế tiếp chúng ta có thể diễn tả như có liên hệ với tha nhân của chúng ta, đó là không nói những lời vu cáo, tránh tất cả mọi hành động hại tới anh em mình, không xỉ nhục kẻ khác hằng ngày sống với mình (câu 3). Từ đó mới có vấn đề là cần phải giữ mình ở một tư thế dứt khoát trong xã hội, đó là tỏ ra bất chấp thành phần gian ác và tôn kính những ai kính sợ Thiên Chúa.
Sau cùng là ba điều tâm niệm được liệt kê để con người xét lương tâm mình, đó là trung thành với lời lẽ của mình, với những lời thề thốt, cho dù ở vào trường hợp phải chịu những hậu quả tai hại đến bản thân; không cho vay nặng lãi, một thứ dịch tễ xẩy ra cả ở thời đại chúng ta đây là một thực tế vô phúc đã bóp cổ đời sống của nhiều người; và sau hết là tránh hết mọi thứ bại hoại trong đời sống dân chúng, một việc thực hành nữa cũng cần phải được mạnh mẽ áp dụng ở thời đại của chúng ta đây (câu 5).
4. Việc theo đuổi đường lối quyết định chân thực về luân lý này là để sửa soạn cho việc hội ngộ thần linh. Trong Bài Giảng Trên Núi, Chúa Giêsu cũng nêu lên “cửa ngõ phụng vụ” thiết yếu của Người: “Bởi thế, khi các con mang của lễ đến bàn thờ, và ở đó nhớ lại rằng anh em của các con có điều gì phạm đến các con, thì các con hãy bỏ của lễ của các con tại bàn thờ, mà trước hết hãy về làm hòa với anh em mình, đoạn hãy tới mà dâng lễ vật của các con” (Mt 5:23-24).
Ai tác hành theo đường lối được vị tác giả Thánh Vịnh đề cập tới, thì như bài thánh vịnh nguyện cầu của chúng ta kết thúc, “sẽ không bao giờ bị lay chuyển” (câu 5). Trong văn liệu "Tractatus super Psalmos," Thánh Hilary ở Poitiers, một vị Giáo Phụ và Tiến Sĩ Giáo Hội ở thế kỷ thứ tư, đã dẫn giải đoạn kết bài thánh vịnh này bằng việc liên kết nó với hình ảnh đầu tiên về lều tạm của đền thờ Sion như sau: “Tác hành theo những điều tâm niệm này là người ta được ở trong lều tạm ấy, là người ta được an nghỉ trên ngọn đối kia. Thế nên, cần phải duy trì việc chú trọng tới những điều tâm niệm ấy cũng như đến việc thực hành các giới răn. Bài Thánh Vịnh này cần phải được đâm rễ vào nội tâm, cần phải được viết trong tâm khảm, cần phải được ghi vào ký ức; ngày đêm chúng ta cần phải nhắc nhở tới kho tàng ngắn gọn dồi dào của nó. Nhờ đó, nhờ chiếm được cái dồi dào phong phú này trong cuộc hành trình tiến về vĩnh cửu cũng như nhờ ở trong Giáo Hội, mà chúng ta cuối cùng mới được an nghỉ trong vinh quang của thân xác Chúa Kitô” (PL 9, 308).
Anh Chị Em thân mến,
Bài Thánh Vịnh 14[15] hôm nay tuyên bố rằng muốn được gần gữi Thiên Chúa chúng ta cần phải có một lương tâm trong sáng, dấn thân cho việc mến chuộng công lý và tha nhân. Để đạt được điều ấy, chún ta cần lắng nghe thần linh của các vị Tiên Tri vang vọng qua cả bài Thánh Vịnh này, nhắc nhở chúng ta rằng không có vấn đề tách biệt đức tin khỏi đời sống hằng ngày, nguyện cầu khỏi hoạt động, hay tôn thờ khỏi công bình xã hội.
Tính chất luân lý xác thực có liên quan đến tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống chúng ta, những mối liên hệ của chúng ta với giá đình và bạn bè, cũng như với những ai chúng ta gặp gỡ hay hoạt động. Chính khi trở thành một con người liêm chính là chúng ta làm hài lòng Chúa, là sẵn sàng gặp gỡ Ngài trong nguyện cầu và trong việc cử hành phụng vụ.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Vatican Press Office được Zenit phổ biến ngày 4/2/2004).

Bài 99 – Ca vịnh Ep 1 (Thứ Tư 18/2/2004)

QUY TỤ MỌI SỰ TRONG CHÚA KITÔ

(Ca Vịnh Eph 1:3-10– Kinh Tối Thứ Hai, Tuần Thứ Nhất)

1. Bài thánh thi ca về “phúc lành” rạng ngời mở đầu Bức Thư gửi Giáo Đoàn Êphêsô và được đọc lên vào mỗi ngày Thứ Hai ở phụng vụ giờ kinh tối, sẽ là đối tượng của một chuỗi bài suy niệm trong tiến trình chia sẻ của chúng ta. Giờ đây, chúng ta sẽ lấy làm mãn nguyện khi thoáng nhìn vào bài ca vịnh trọng thể và khéo bố cục giống như một thứ kiến trúc uy nghi này, một bài ca vịnh nhắm đến việc tôn tụng công việc diệu kỳ của Thiên Chúa tác hành nơi Chúa Kitô cho chúng ta.
Bài ca vịnh được bắt đầu bằng chữ “trước”, một cái trước thời gian và tạo thành: Đó là cõi vĩnh cửu thần linh vốn đã có một dự án vượt trên chúng ta, một “sự tiền định”, tức là một dự án yêu thương và tự do của một định mệnh cứu độ và vinh quang.
2. Theo dự án siêu việt này, một dự án bao gồm cả việc tạo thành lẫn việc cứu chuộc, cả vũ trụ lẫn lịch sử loài người, Thiên Chúa, “theo lòng ưu ái của Ngài”, đã thiết lập để “phục hồi mọi sự trong Chúa Kitô”, tức là để tái thiết trật tự và ý nghĩa sâu xa của tất cả thực tại, những sự trên trời và dưới thế (1:10). Thật vậy, Người là “đầu của tất cả mọi sự thuộc Giáo Hội là thân mình của Người” (1:22-23), song Người cũng là nguyên lý bám víu sống còn của vũ trụ.
Bởi thế, vai trò làm chúa tể của Đức Kitô bao gồm cả vũ trụ lẫn một chân trời chuyên biệt hơn đó là Giáo Hội. Chúa Kitô thi hành một phận sự “trọn vẹn”, nhờ đó, nơi Người, “mầu nhiệm” tỏ hiện (1:9) đã được giữ kín qua nhiều thế kỷ, và toàn thể thực tại nhận ra, theo thứ tự riêng biệt của mình cũng như theo cấp độ của mình, dự án đã được Cha ôm ấp từ thuở đời đời.
3. Như chúng ta sẽ có dịp thấy sau này, loại Thánh Vịnh Tân Ước đây trước hết chú trọng tới lịch sử cứu độ, một lịch sử trở thành một thể hiện và là một dấu hiệu sống động của [lòng ưu ái] (1:9), của “sở nguyện” (1:6) và của tình yêu thần linh.
Bởi thế mới có một thứ tôn tụng “ơn cứu chuộc nhờ máu” của cây thập giá, “sự thứ tha tội lỗi”, việc tuôn đổ muôn vàn “những kho tàng ân sủng của Người” (1:7), tình con thảo thần linh của Kitô hữu (1:5), thành phần được tỏ cho biết “mầu nhiệm ý định” của Thiên Chúa (1:9) là những gì nhờ đó con người tiến vào mối thân tình của chính sự sống Ba Ngôi Thiên Chúa.
4. Khi thoáng nhìn vào toàn thể bài thánh thi ca mở đầu Bức Thư gửi Giáo Đoàn Êphêsô này, giờ đây chúng ta hãy lắng nghe Thánh Gioan Chrysostom, một bậc thày và một nhà giảng thuyết ngoại hạng, một nhà diễn giải Thánh Kinh tài tình, vị sống ở thế kỷ thứ 4 và làm giám mục ở Contantinople giữa đủ mọi thứ khó khăn, và thậm chí đã hai lần bị lưu đầy.
Trong bài giảng thứ nhất của mình về Bức Thư gửi Giáo Đoàn Êphêsô, khi dẫn giải về bài ca vịnh này, ngài đã suy niệm với một lòng biết ơn về “phúc lành” chúng ta đã nhận được “nơi Chúa Kitô”: “Thật thế, anh chị em đang thiếu những gì? Anh chị em đã trở thành bất tử, tự do, con cái, công chính, anh em, đồng thừa tự, với Đấng anh chị em hiển trị, với Đấng anh chị em được vinh quang. Hết mọi sự đã được ban cho anh chị em, và đúng như câu nói, ‘Ngài lại chẳng ban cho chúng ta hết mọi sự khác cùng với Người hay sao?’ (Rm 8:32). Các thứ hoa trái đầu mùa của anh chị em (x 1Cor 15:20,23) được tôn thờ bởi các Thiên Thần, Các Thần Cherubim, Các Thần Seraphim: vậy thì anh chị em còn thiếu chi nữa đây?” (PG 62, 11).
Thiên Chúa đã làm tất cả mọi sứ ấy vì chúng ta, Thánh Chrysostom tiếp tục, “theo sở nguyện ý muốn của Ngài”. Điều này nghĩa là gì? Nghĩa là Thiên Chúa nhiệt tình mong muốn và thiết tha khao khát phần rỗi của chúng ta. Và tại sao Ngài lại yêu thương chúng ta như thế? Vì lý do nào Ngài đã muốn rất nhiều điều thiện hảo cho chúng ta như thế? Chỉ nguyên vì lòng lành của Ngài mà thôi: ‘ân sủng’ thực sự là những gì xứng hợp với lòng lành” (ibid., 13).
Chính vì thế mà vị Giáo Phụ của Giáo Hội đã kết luận rằng Thánh Phaolô nói rằng hết mọi sự được thực hiện “để chúc tụng và tôn vinh ân sủng Ngài đã ban cho chúng ta nơi Con yêu dấu của Ngài”. Thật vậy, Thiên Chúa “chẳng những đã giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi, mà còn làm cho chúng ta nên dễ thương… ngài đã trang điểm cho linh hồn của chúng ta và làm cho nó nên mỹ miều kiều diễm, đáng thèm khát và khả ái”. Khi Thánh Phaolô tuyên bố là Thiên Chúa đã làm như thế nhờ máu của Con Ngài thì Thánh Gioan Chrysostom than lên rằng: “Không gì cao cả hơn điều này, đó là máu của Thiên Chúa đã đổ ra cho chúng ta. Việc thậm chí không dung tha cho Con (x Rm 8:32) còn cao cả hơn là việc thừa nhận làm con cái và những tặng ân khác; thật vậy, việc tội lỗi được thứ tha là điều cao cả, thế nhưng con cao cả hơn thế nữa khi việc tha thứ này được thực hiện nhờ máu của Chúa” (ibid., 14).
Anh Chị Em thân mến,
Mỗi ngày Thứ Hai vào Giờ Kinh Tối, Giáo Hội hát lên bài ca vịnh cao cả mở đầu Bức Thư gửi Giáo Đoàn Êphêsô. Bài ca vịnh này là một bài thánh thi ca về quyền năng cứu độ của Thiên Chúa đực tỏ hiện nơi Chúa Giêsu Kitô . Theo lòng nhân lành vô biên của mình, Thiên Chúa đã có ý định trước khi tạo thành thế gian để mang tất cả mọi sự về một mối duy nhất nhờ Con yêu dấu của Ngài.
Dự án cứu độ nhiệm mầu này đã lên đến tột đỉnh nơi mầu nhiệm của Chúa Kitô và Giáo Hội. Nhờ máu của Chúa Kitô đổ ra trên thập tự giá, chúng ta đã lãnh nhận ơn cứu chuộc và ơn thứ tha tội lỗi của chúng ta. Bởi ân sủng, chúng ta được tiền định trong yêu thương để trở thành con cái của Thiên Chúa cũng như để thông phần vào sự sống viên mãn của Thiên Chúa.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Vatican Press Office được Zenit phổ biến ngày 18/2/2004).
Biệt chú: Trong buổi triều kiến chung hôm nay, trong số 9 ngàn người tham dự, có cả nữ sáng lập Chiara Lubich Phong Trào Focolare và trên 100 vị giám mục đến từ 40 quốc gia trên thế giới về Rôma tham dự hội nghị của phong trào này. ĐTC đã chào các vị giám mục và trao cho các vị sứ điệp Ngài gửi cho hội nghị của các vị với phong trào Focolare.

Bài 100 – TV 19 (20) Thứ Tư 10/3/2004

 THIÊN CHÚA NÂNG ĐỠ NHỮNG AI TIN TƯỞNG NƠI NGÀI

(Thánh Vịnh 19 [20] cho giờ Kinh Tối Thứ Ba, Tuần Thứ Nhất)

1. Lời kêu cầu cuối cùng “Lạy Chúa, xin ban vinh thắng cho đức vua; xin hãy trả lời khi chúng tôi kêu lên Chúa” (Ps 19[20]: 10) cho chúng ta thấy nguồn gốc của bài Thánh Vịnh này, bài Thánh Vịnh chúng ta vừa nghe và giờ đây chúng ta suy niệm. Bởi thế chúng ta thấy mình đứng trước một bài Thánh Vịnh vương giả của dân Do Thái xưa, một bài thánh vịnh được công bố trong đền thờ Sion trong một lễ nghi trang trọng. Nơi bài Thánh Vịnh này trước hết người ta thấy việc kêu khẩn phúc lành của Thiên Chúa “trong thời gian buồn khổ” (câu 2), tức là trong thời gian cả quốc gia bị quằn quại bởi nỗi phiền sầu do cơn ác mộng chiến tranh gây ra. Thật vậy, những chiến mã và kỵ binh (x câu 8) tiến lên ở chân trời; đức vua và dân chúng đương đầu với chúng bằng một tấm lòng tin tưởng vào Chúa, Đấng ở bên kẻ yếu thế, kẻ bị đàn áp và những nạn nhân của cái ngang tàng của những tay thắng trận.
Thật là dễ hiểu khi truyền thống Kitô Giáo đã biến bài Thánh Vịnh này thành một bài thánh thi ca chúc tụng Chúa Kitô Vua, chúc tụng “Đấng Được Xức Dầu” tuyệt vời nhất, “Đấng Thiên Sai” (câu 7). Ngài không đến thế gian với các đạo binh, nhưng bằng quyền lực của Chúa Thánh Linh, và đã khởi sự cuộc chiến đấu cuối cùng chống lại sự dữ và quanh quéo, chống lại ngang tàng và kiêu hãnh, chống lại gian dối và cái tôi. Người ta có thể thấy được một âm vang sâu xa những lời Chúa Kitô công bố khi nói cùng tổng trấn Philatô, biểu tượng cho vương quyền trần thế: “Ngài nói Tôi là vua. Đó là lý do Tôi đã được sinh ra và đó cũng là lý do Tôi đến trong thế gian, để làm chứng cho chân lý. Ai thuộc về sự thật thì nghe thấy tiếng Tôi” (Jn 18:27).
2. Khảo sát mối liên hệ của bài Thánh Vịnh này, chúng ta thấy rằng bài này phản ảnh một thứ phụng vụ được cử hành ở đền thờ Giêrusalem. Người ta thấy xuất hiện ở cảnh tượng cử hành phụng vụ này là một hội đồng con cái Do Thái đang nguyện cầu cho vị vua, vị lãnh đạo dân tộc của họ. Chưa hết, ngay từ đầu, người ta có thể nhận thấy lễ nghi của một thứ hy tế, một thứ hy tế như những lễ vật hy sinh và toàn thiêu do vị vương chủ dâng lên “Thiên Chúa Giacóp” (câu 2), Đấng không bỏ rơi “vị được xức dầu” (câu 7) song bảo vệ và nâng đỡ vị ấy.
Lời nguyện cầu này cho thấy niềm tin tưởng là Chúa là nguồn mạch của sự an ninh, ở chỗ, Ngài đến để đáp ứng lời nguyện cầu tin tưởng này của vị vua cũng như của toàn thể cộng đồng Ngài có liên hệ bằng một mối giao ước. Bầu không khí thực sự là bầu khí của một biến cố chiến cuộc, với tất cả những gì là sợ hãi và nguy hiểm nó khơi dậy. Bởi thế, Lời của Thiên Chúa không hiện lên như là những gì trừu tượng mà là như một tiếng kêu phản ảnh những nỗi thương tâm lớn nhỏ của nhân loại. Đó là lý do bài Thánh Vịnh phản ảnh những cảm giác của con người khi gặp khốn khó.
3. Trong bài Thánh Vịnh này, câu 7 cho thấy một khúc quanh. Trong khi những câu trước đó bao gồm những lời thỉnh nguyện có ý dâng lên Thiên Chúa (x 2-5), thì câu 7 này cho thấy rằng lời nguyện cầu chắc chắn được chấp nhận: “Giờ đây tôi biết rằng vị xức dầu của Chúa nắm trong tay phần thắng. Thiên Chúa từ các tầng trời thánh cung sẽ đáp lại lời ngài van xin”. Bài Thánh Vịnh không nói rõ dấu hiệu nào cho vị vua này biết được như thế.
Dù sao bài Thánh Vịnh cũng rõ ràng cho thấy một sự tương phản giữa chủ trương của các kẻ thù địch là thành phần cậy dựa vào sức mạnh vật chất của các thứ chiến mã và kỵ binh, với chủ trương của dân Do Thái là thành phần đặt niềm tin tưởng của mình nơi Thiên Chúa nhờ đó cũng là thành phần cuối cùng đã chiến thắng. Bài Thánh Vịnh này đã gợi lại biến cố quá quen thuộc về Đavít và Gồliát, đó là trước những thứ vũ khí và cái ngạo mạn của tên háo chiến Philitinh, con người trẻ Do Thái đã đương đầu với hắn bằng danh Chúa là Đấng bảo vệ thành phần yếu đuối và bất lực. Thật vậy, Đavít đã nói với Gồliát rằng: ‘Ngươi sử dụng gươm giáo đao thương mà đánh ta, nhưng ta chống lại ngươi nhân danh Chúa các đạo binh, vị Thiên Chúa của các quân đoàn… Chúa không cứu vơtù bằng gươm giáo. Vì Chúa làm chủ chiến cuộc’ (1Sam 17:45,47).
4. Mặc dù có tính cách lịch sử liên hệ với chiến tranh, bài Thánh Vịnh này cũng trở thành một lời mời gọi đừng bao giờ để mình chạy theo cái thu hút của bạo lực. Tiên tri Isaia cũng kêu lên rằng: ‘Khốn cho những ai… lệ thuộc vào kỵ binh, thành phần đặt niềm tin tưởng của mình nơi số chiến mã cũng như nơi sức mạnh của kỵ binh, mà không nhìn đến Đấng Thánh của Do Thái hay không tìm kiếm Chúa!’ (31:1).
Trước tất cả mọi thứ bạo lực, con người công chính chống lại bằng niềm tin tưởng, bằng lòng nhân ái, bằng sự thứ tha, bằng việc cống hiến hòa bình. Thánh Tông Đồ Phaolô đã cảnh giác Kitô hữu rằng: ‘Anh em đừng lấy dữ báo dữ cho ai; anh em hãy quan tâm đến những gì là cao quí trước mắt tất cả mọi người’ (Rm 12:17). Sử gia của Giáo Hội trong những thế kỷ đầu là Eusebius ở Caesarea (vị sống giữa thế kỷ thứ ba và thứ bốn), khi dẫn giải bài Thánh Vịnh này, đã nới rộng cái nhìn của ông bèng việc bao gồm sự dữ của chết chóc được Kitô hữu tin rằng họ có thể chiến thắng bằng quyền năng của Chúa Kitô: “Tất cả mọi thứ quyền lực đối địch cùng những thù địch của Thiên Chúa, dù ẩn kín hay hiện lộ, mà lẫn tránh trước Vị Cứu Tinh sẽ bị gục ngã. Còn tất cả những ai được cứu độ sẽ vùng lên khỏi cảnh tàn rụi trước đó của mình. Bởi thế Simêon mới nói: ‘Con trẻ này trở nên cho nhiều người như cớ vấp phạm và chỗi dậy’, tức là, trở thành sự tàn rụi cho các kẻ thù địch và quân thù của Người, cũng như trở thành sự phục sinh cho những ai đã từng sa ngã được Người làm cho phục sinh” (PG 23,197).
Anh Chị Em thân mến,
Bài Thánh Vịnh 19 là một lời nguyện cầu phụng vụ trang trọng xin Chúa ban cho đức vua được chiến thắng các kẻ thù của ông. Bài này cho thấy một niềm tin tưởng rằng Thiên Chúa là Đấng trung thành với dân của Ngài. Ngài là Vị Thiên Chúa nâng đỡ những ai tin tưởng nơi Ngài. Truyền Thống Kitô giáo áp dụng bài này vào trường hợp Chúa Kitô, Đấng Thiên Sai, Vị Thiên Chúa Xức Dầu, Đấng chiến thắng sư ỉ dữ. Nơi Người, tất cả mọi Kitô hữu được kêu gọi để thắng vượt sự dữ, không phải bằng bạo lực mà là bằng quyền năng của đức tin cũng như bằng lòng tha thứ.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Vatican Press Office được Zenit phổ biến ngày 10/3/2004).

Bài 101 – TV 20 (21) (Thứ Tư 17/3/2004)

CHÚA KITÔ, ĐỨC VUA THIÊN SAI

(Thánh Vịnh 20[21] – Kinh Tối Thứ Ba, Tuần Thứ Nhất)

1. Phụng vụ giờ kinh tối này đã được trích từ bài Thánh Vịnh 20[21] phần chúng ta vừa nghe, bỏ qua phần khác có một tính cách không thích hợp (câu 9-13). Phần được chọn cho phụng vụ giờ kinh tối đây nói đến các ân huệ Thiên Chúa ban cho vị hoàng vương trong quá khứ cũng như ở hiện tại, nhưng bỏ qua phần nói về việc vị hoàng vương chiến thắng các kẻ thù sau đó.
Phần Thánh Vịnh là đối tượng cho việc suy niệm của chúng ta (2-8,14) thuộc về một loại các bài Thánh Vịnh vương giả. Bởi thế, tâm điểm của các bài Thánh Vịnh thuộc loại này là công việc của Thiên Chúa thuận lợi cho vương quyền của dân Do Thái, một thứ vương quyền dường như được phác tả nơi ngày đăng quang của vị hoàng vương. Câu đầu (2) và câu cuối (14) như thể vang lên lời tung hô của cả cộng đồng dân chúng, vì tâm điểm của bài Thánh Vịnh có giọng điệu của một bài ca tạ ơn được tác giả Thánh Vịnh dâng lên Thiên Chúa về các ân huệ Ngài đã ban cho vị hoàng vương, như “những phúc lộc” (4), “kéo dài ngày tháng” (5), “vinh hiển” (6) và “niềm vui” (7).
Như những bài Thánh Vịnh vương giả khác của vị tác giả Thánh Vịnh này, thì dễ trực giác thấy được rằng bài ca này cho thấy một thứ dẫn giải mới khi mà chế độ quân chủ nơi dân Do Thái không còn nữa. Nơi Do Thái Giáo thì bài ca này là một bài thánh thi ca để tôn vinh Vị Vua Thiên Sai: Bởi thế đã mở đường cho việc dẫn giải về Kitô học, đáng được phụng vụ giờ kinh sử dụng.
2. Tuy nhiên, trước hết chúng ta hãy thoáng nhìn bài thánh vịnh này nơi ý nghĩa ban đầu của nó. Bài này thổi lên một bầu khí hân hoan hớn hở của những bài ca hát liên quan đến việc long trọng cử hành biến cố là: “Lạy Chúa, vị hoàng vương cảm thấy hân hoan trong quyền năng của Chúa; vua hoan hỉ biết bao trong vinh thắng của Ngài!... Chúng tôi sẽ ca hát chúc tụng quyền năng của Ngài” (2,14). Sau đó bài thánh vịnh nói đến những tặng ân Thiên Chúa ban cho vị hoàng vương như Thiên Chúa đã nghe lời vua nguyện cầu (3), Ngài đã đội triều thiên vàng lên đầu vua (4). Vinh quang của vua liên quan đến ánh sáng thần linh bao bọc vua như là một chiếc áo choàng: “Ngài đã làm cho vua uy nghi lộng lẫy” (6).
Ở miền Cận Đông xưa, người ta tin tưởng là một vị hoàng vương được bao phủ bằng một thứ vầng sáng láng là những gì cho thấy vị vua ấy được tham dự vào chính bản chất của thần tính. Bởi thế, đối với Thánh Kinh, vị vương chủ phải là “con” của Thiên Chúa (Ps 2:7), thế nhưng ở đây chỉ hiểu theo nghĩa bóng và thích ứng mà thôi. Vậy vị hoàng vương phải là viên sĩ quan của Chúa trong việc canh chừng công lý. Chính vì sứ vụ này mà vị hoàng vương đã được Thiên Chúa bao phủ bằng ánh sáng và phúc lành ân huệ của Ngài.
3. Phúc lành là vấn đề quan trọng nơi bài thánh thi ca ngắn ngủi này: “Vì Chúa đã tiếp nhận vua bằng những phúc lộc…. Chúa làm cho vua vĩnh viễn thành một kiểu mẫu của những phúc lành” (4,7). Phúc lành là dấu hiệu của việc hiện diện thần linh tác hành nơi vị vua này, vị nhờ đó trở thành phản ảnh của ánh sáng Thiên Chúa giữa nhân loại. Theo truyền thống thánh kinh, phúc lành còn bao gồm cả tặng ân sự sống được tuôn đổ xuống trên nhân vật được xức dầu: “Vua đã xin Chúa sự sống; Chúa đã ban sự sống cho vua, ban những tháng năm dài vô tận” (5). Tiên tri Nathan cũng đã bảo đảm với vua Đavít về phúc lành là nguồn mạch của sự bền vững, tồn tại và an ninh này, nên vua Đavít đã nguyện cầu rằng: “Vậy xin Chúa hãy chúc lành cho nhà của tôi tớ Chúa đây để nó muôn đời ở trước thiên nhan Chúa” (2Sam 7:29).
4. Đọc bài Thánh Vịnh này, chúng ta thấy, đằng sau hình ảnh của vị hoàng vương Do Thái, hiện lên dung nhan Chúa Kitô, đức vua thiên sai. Người là “phản ảnh vinh quang” của Cha (Heb 1:3). Người là Con đúng nghĩa nhất, bởi thế, Người là sự hiện diện trọn vẹn nhất của Thiên Chúa giữa loài người. Người là ánh sáng và là sự sống, như Thánh Gioan tuyên bố ở Lời Mở Phúc Âm của ngài: “Nhờ Người là sự sống và sự sống này là ánh sáng của nhân loại” (1:4). Theo ý nghĩa ấy, Thánh Irenaeus, giám mục Lyon, khi dẫn giải về bài Thánh Vịnh này, đã áp dụng vấn đề sự sống (Ps 20[21]:5) vào việc phục sinh của Chúa Kitô: “Vì lý do nào mà vị tác giả Thánh Vịnh lại nói rằng ‘Vua xin Chúa sự sống’, vào lời điểm Chúa Kitô sắp chết? Bởi thế vị tác giả Thánh Vịnh đã loan báo việc Người phục sinh từ trong kẻ chết, và vì sống lại từ trong kẻ chết mà Người là Đấng bất tử. Thật vậy, Người đã mặc lấy sự sống để sống lại, để trở thành bất khả hoại, qua không gian và thời gian vô cùng bất tận. ("Esposizione della Predicazione Apostolica" [Explanations of Apostolic Preachings], 72, Milan, 1979, p. 519).
Dựa vào niềm tin tưởng này mà Kitô hữu cũng vun trồng nơi bản thân mình niềm hy vọng được hưởng tặng ân sự sống đời đời.
Anh chị em thân mến,
Tâm điểm của bài Thánh Vịnh 20 là bài thánh thi ca tri ân cảm tạ về các hồng ân quá khứ và hiện tại Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Bài thánh vịnh này nói rõ ràng về vị vua Thiên Sai hằng được trông đợi; một quan niệm mà, khi được phụng vụ Kitô giáo sử dụng, có một ý nghĩa quan trọng về Kitô học.
Thánh Kinh bóng bảy điễn tả vị vua này như là “Con Thiên Chúa”, vị đóng vai giúp Chúa điều hành công lý. Vì sứ vụ quan trọng của vị vua này, Thiên Chúa đã trào đổ xuống cho vua ánh sáng và phúc lành của Ngài. Đức Kitô, vị vua Thiên Sai thực sự, là “Con Thiên Chúa” đúng nghĩa nhất và vì thế là sự hiện diện hoàn hảo của Thiên Chúa giữa loài người. Chúa Kitô thỉc sự là ánh sáng và là sự sống, nơi Người chúng ta tìm được niềm hy vọng nơi lời hứa ban sự sống đời đời.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Vatican Press Office được Zenit phổ biến ngày 17/3/2004).

Bài 102 – Ca vịnh Kh 4-5, (Thứ Tư 31/3/2004)

 BÀI THÁNH THI CA CỦA THÀNH PHẦN ĐƯỢC CỨU CHUỘC

(Ca Vịnh Khải Huyền 4-5 cho Kinh Tối Thứ Ba, Tuần Thứ Nhất)

 1. Bài ca vịnh chúng ta vừa nghe và là bài ca vịnh giờ đây chúng ta suy niệm những hình thức làm nên một phần của phụng vụ giờ kinh đêm; chúng ta đã bắt đầu dẫn giải các Bài Thánh Vịnh của giờ kinh phụng vụ một cách thứ tự nơi các bài giáo lý hằng tuần. Như vẫn thường xẩy ra nơi phụng vụ, có một số kinh nguyện được viết ra bằng việc kết hợp những câu thánh kinh trích từ những phần quan trọng.
Ở đây, có một số câu đã được trích từ Đoạn 4 và 5 của Sách Khải Huyền, đoạn tả lại một cảnh thiên đình cao cả và hiển vinh. Một ngai tòa hiện lên ở trung tâm trên đó có Chúa ngự trị, Đấng mang danh hiệu không được xưng hô vì lòng tôn kính (x Rev 4:2). Tiếp theo là Con Chiên, biểu hiệu của Chúa Kitô phục sinh, ngự trên ngai tòa này: thật vậy, điều được đề cập đến đó là một “con chiên dường như bị sát tế”, nhưng đứng thẳng, sống động và hiển vinh (5:6).
Chung quanh hai vị thần linh được đề cập đến ấy là một ca đoàn của một thiên cơ, được tiêu biểu bằng 4 “con vật sống” (5:6), những con vật cho thấy hình ảnh của các thiên thần trước sự hiện diện thần linh ở bốn điểm chính của vũ trụ này, và “24 vị trưởng lão” (4:4), theo Hy ngữ là “presbyteroi”, tức là những nhà lãnh đạo cộng đồng Kitô giáo, với con số nhắc đến 12 chi họ Israel và 12 Vị Tông Đồ, tức là một tổng hợp giữa giao ước thứ nhất và thứ hai.
2. Cuộc qui tụ này của Dân Chúa hát lên một bản thánh thi ca dâng lên Chúa để tôn tụng “vinh quang và vinh dự cùng quyền năng” của Ngài, những gì được biểu lộ nơi việc tạo thành vũ trụ (xem câu 4:11). Đến đây chúng ta thấy xuất hiện một biểu hiệu có liên quan đặc biệt, theo tiếng Hy Lạp đó là ‘biblion’, tức là một ‘cuộn giấy’, một thứ mà, tuy nhiên, lại hoàn toàn bất khả đụng chạm: Thật vậy, đó là 7 ấn tín được niêm phong không ai có thể đọc (5:1).
Bởi thế, đây là một lời tiên tri được giữ kín. Cuộn giấy đó chứa đựng một loạt những chỉ thị thần linh cần phải được thi hành nơi lịch sử loài người để làm cho công lý được hoàn toàn hiển trị. Nếu cuộn giấy này còn bị niêm ấn thì những chỉ thị ấy không thể nào biết được và thực hiện, và sự gian ác cũng sẽ tiếp tục tràn lan và lấn át thành phần tín hữu. Do đó, cần phải có một cuộc can thiệp có thẩm quyền: cuộc can thiệp này thực sự sẽ được hoàn tất bởi Con Chiên bị sát tế và phục sinh. Người là Vị có thể “lãnh nhận cuộn giấy và mở ấn tín” (5:9)
Chúa Kitô là Vị đại diễn giải lịch sử và là Chúa của lịch sử, Đấng mạc khải cho biết cái bí ẩn của tác động thần linh tỏ hiện nơi lịch sử.
3. Thế rồi bài thánh thi ca này nói đến cái chính yếu của quyền năng Chúa Kitô đối với lịch sử, đó là mầu nhiệm vượt qua của Người (5:9-10), một Chúa Kitô “bị sát hại” và Người đã dùng máu của mình để “giải thoát” toàn thể nhân loại khỏi quyền lực sự dữ. Động từ “giải thoát” ám chỉ đến Cuộc Xuất Hành, đến cuộc giải phóng dân Do Thái khỏi cảnh làm tôi người Ai Cập. Đối với luật pháp cổ xưa thì nhiệm vụ giải phóng được trao cho người thân thuộc nhất. Nơi trường hợp của dân này thì chính Thiên Chúa đã gọi dân Do Thái là “trưởng tử” của Ngài (Ex 4:22).
Bởi thế, Chúa Kitô thực hiện việc giải phóng này cho toàn thể gia đình nhân loại. Việc cứu chuộc của Người không phải chỉ có nhiệm vụ giải thoát chúng ta khỏi sự dữ đã vấp phạm trong quá khứ, nhiệm vụ chữa lành những thương tích của chúng ta, và nhiệm vụ làm giảm bớt những thứ khốn khổ của chúng ta. Chúa Kitô còn ban cho chúng ta một con người nội tâm mới, Người biến chúng ta thành những tư tế và vương giả, thành phần được tham dự vào phẩm vị riêng của Người.
Khi bóng gió nói tới những lời Thiên Chúa đã phán ở Núi Sinai (x Ex 19:6; Rev 1:6), bài thánh thi ca này xác nhận là thành phần dân được cứu chuộc của Thiên Chúa bao gồm những vị vua chúa và tư tế, thành phần phải hướng dẫn và thánh hóa toàn thể tạo vật. Đó là một cuộc thánh hiến bắt nguồn nơi Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô và được hiện thực nơi phép rửa (x 1Pt 2:9). Cuộc thánh hiến này kêu gọi Giáo Hội hãy ý thức về phẩm vị và sứ vụ của mình.
4. Truyền thống Kitô giáo đã nhất trí áp dụng vào Chúa Kitô hình ảnh Con Chiên vượt qua. Chúng ta hãy lắng nghe những lời của vị giám mục từ thế kỷ thứ hai là Meliton ở Sardis, một thành phố ở Tiểu Á, vị đã chia sẻ trong bài Giảng Phục Sinh như thế này: “Chúa Kitô đã từ trời xuống trần gian vì yêu thương nhân loại khổ đau, Người đã mặc lấy nhân tính của chúng ta trong lòng dạ của Đức Trinh Nữ và đã hạ sinh làm người… Người bị bắt như một con chiên và là một con chiên bị sát tế, nhờ đó Người đã giải thoát chúng ta khỏi bị làm tôi cho thế gian… Người đã đem chúng ta từ tình trạng nô lệ đến tự do, từ tối tăm ra ánh sáng, từ tử vong đến sự sống, từ tình trạng bị đàn áp đến cuộc trường sinh vương giả; biến chúng ta thành một hàng tư tế mới và là một dân tộc được tuyển chọn muôn đời… Người là con chiên hiền lành, một con chiên bị sát tế, là con của Đức Maria, là con chiên vô tì tích. Người bị lấy đi khỏi đàn chiên, bị dẫn đi chịu chết, bị sát tế vào buổi chiều tà, được chôn táng về đêm” (Nos. 66-71: SC 123, pp. 96-100).
Cuối cùng, chính Chúa Kitô, Con Chiên bị sát tế, đã kêu gọi tất cả mọi dân tộc là: “Vậy hãy đến, hỡi tất cả mọi giòng giống con người đã bị nhiễm vương tội lỗi, và hãy lãnh nhận ơn thứ tha lỗi tội. Thật vậy, Ta là ơn tha tội của các người, Ta là Phục Sinh ơn cứu độ, Ta là ánh sáng cho các người, Ta là sự cứu độ của các người, Ta là Vua của các người. Ta là Đấng sẽ dẫn các người lên những tầng trời cao, Đấng sẽ tỏ cho các người thấy Cha hằng hữu là Đấng đã giải thoát các người bằng cánh tay phải của Ta” (No. 103: ibid., p. 122).
Bài ca vịnh chúng ta vừa nghe ở đầu buổi triều kiến chung hôm nay được trích từ Sách Khải Huyền. Bài ca vịnh này diễn tả một cảnh vinh quang thiên đình có toàn thể Dân Chúa hát lên bài thánh thi ca tôn tụng trước Chúa hiện ngự trên ngai tòa. Chúa Kitô tử giá và phục sinh được phác tả như Con Chiên bị sát tế và nay đang sống muôn đời. Chính Người là Đấng mở các ấn tín của cuốn sách mạc khải cho thấy dự án cứu độ của Chúa trong lịch sử loài người.
Nhờ mầu nhiệm vượt qua, Chúa Kitô đã cứu chuộc toàn thể nhân loại khỏi cảnh làm tôi cho tội lỗivà ban cho chúng ta sự sống mới trong Bí Tích Rửa Tội. Bằng việc ban cho chúng ta được quyền thông phần vào phẩm vị của mình là tư tế, ngôn sứ và vương đế, Người kêu gọi chúng ta là chi thể thuộc Thân Mình của Người là Giáo Hội hãy xây dựng và thánh hóa tất cả mọi tạo vật.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư, 31/3/2004).

Bài 103 – TV 26 (27) (Thứ Tư 21/4/2004)

HIỆP THÔNG VỚI THIÊN CHÚA LÀ NGUỒN AN VUI

(Thánh Vịnh 26[27]:1-6 – Kinh Tối Thứ Tư, Tuần Thứ Nhất)

1. Việc chúng ta suy niệm về phụng vụ giờ kinh tối hôm nay được tiếp tục với bài Thánh Vịnh 26[27], một bài Thánh Vịnh được phụng vụ chia làm hai đoạn khác nhau. Giờ đây chúng ta sẽ suy niệm về phần thứ nhất của bức tranh xếp thi ca và thiêng liêng này (x các câu 1-6), một bức tranh có phông cảnh là đền thờ Zion, nơi tôn thờ của dân Do Thái. Thật vậy, vị tác giả Thánh Vịnh hiển nhiên nói về “nhà Chúa”, về “đền thờ” (câu 4), về “nơi cư trú, cư ngụ, ngôi nhà” (xem câu 5-6). Thật vậy, theo nguyên ngữ Do Thái thì những chữ này còn cho thấy ý nghĩa chính xác hơn về “nhà tạm” và “lều tạm”, tức là vế chính trung tâm của đền thờ, nơi Chúa tỏ mình ra bằng sự hiện diện của Ngài và bằng lời của Ngài. Hình ảnh “viên đá” Giêrusalem cũng được gợi lên (câu 5), nơi an toàn và nương náu, ám chỉ việc cử hành hiến tế tạ ơn (câu 6).
Nếu phụng vụ là bầu khí linh thiêng tràn ngập bài Thánh Vịnh này thì đề tài nguyện cầu đó là lòng tin tưởng vào Thiên Chúa, cả vào ngày hân hoan vui mừng lẫn ngày sợ hãi lo âu.
2. Phần thứ nhất của bài Thánh Vịnh chúng ta đang suy niệm giờ đây được đánh dấu bằng cảnh thật là yên hàn, nhờ lòng tin tưởng vào Thiên Chúa trong ngày tăm tối bị kẻ gian ác tấn công. Những hình ảnh được sử dụng để diễn tả những kẻ đối phương này, thành phần là dấu hiệu của sự dữ làm dơ bẩn lịch sử, có hai loại. Loại thứ nhất như là hình ảnh của một cuộc săn lùng gay go: Kẻ gian ác giống như những con hoang thú xông tới chộp bắt con mồi của chúng và xâu xé thịt xương của con mồi, nhưng chúng đã bị vấp ngã (x câu 2). Loại thứ hai là biểu hiệu quân đội cho một cuộc tấn công của cả một đạo binh: Nó là một trận chiến bùng nổ tưng bừng, gieo rắc khủng bố và chết chóc (x câu 3).
Đời sống của người tín hữu thường bị căng thẳng và gay go, có những lúc bị loại trừ và thậm chí bị bách hại. Hành động của người công chính là những gì gai góc, vì nó làm vang dội như một lời cảnh giác cho thành phần ngạo mạn và ngang ngược. Sách Khôn Ngoan đã cho thấy những gì được thành phần gian ác công nhận, đó là kẻ công chính “kiểm soát ý nghĩ của chúng ta; chỉ cần nhìn họ cũng là một nhức nhối cho chúng ta rồi, vì đời sống của họ không như những người khác, và đường lối của họ khác thường” (Wis 2:14-15).
3. Kẻ tín trung biết rằng việc bền tâm vững chí là những gì khiến họ bị cô lập, thậm chí khơi lên lòng khinh thị và thù hằn trong một xã hội thường chạy theo tư lợi, thành đạt về bề ngoài, giầu sang, thỏa mãn buông thả. Tuy nhiên, họ không đơn thân và lòng họ vẫn cảm thấy một thứ bình an lạ lùng trong nội tâm, vì, như “bài đáp ca” mở đầu của bài Thánh Vịnh này nói “Chúa là ánh sáng và là ơn cứu độ của tôi, […] là nơi nương náu” của người công chính (Ps 26[27]:1). Họ lập lại một cách liên tục là: “Tôi còn sợ ai?... Vì ai tôi cảm thấy hãi sợ?... Lòng tôi không sợ hãi… thậm chí ngay cả bấy giờ tôi vẫn tin tưởng” (các câu 1,3).
Họ dường như nghe thấy tiếng của Thánh Phaolô, vị đã công bố rằng: “Nếu Thiên Chúa bênh đỡ chúng ta thì ai có thể chống lại chúng ta?” (Rm 8:31). Thế nhưng, nỗi tĩnh lặng nội tâm, sức mạnh về tinh thần và sự an bình là một tặng ân chiếm được nhờ ở việc tìm nương náu trong đền thờ, tức là, nhờ ở việc thực hiện việc nguyền cầu chung riêng.
4. Thật vậy, con người nguyện cầu ký thác bản thân mình cho cánh tay cuảa Thiên Chúa và niềm mơ ước của họ cũng được bày tỏ ở bài Thánh Vịnh khác (x 22[23]:6): “Tôi sẽ cư ngụ trong nhà Chúa trong những tháng ngày tới đây”. Ở đó họ mới có thể “thấy được vẻ đẹp của Chúa” (Ps 26[27]:4}, chiêm ngưỡng và ca ngợi mầu nhiệm thần linh, tham dự vào phụng vụ hiến tế và dâng lời chúc tụng vị Thiên Chúa giải phóng (x câu 6). Chúa tạo nên quanh con người trung tín một chân trời an bình loại trừ tiếng động của sự dữ. Việc hiệp thông với Thiên Chúa là nguồn mạch của nỗi yên hàn, của niềm hân hoan, của sự tĩnh lặng; nó như đang tiến vào một vùng đầy ánh sáng và yêu thương.
5. Giờ đây, để kết thúc bài suy niệm của chúng ta, chúng ta hãy lắng nghe những lời lẽ của đan sĩ Isaiah, gốc người Syria, vị đã sống ở trong sa mạc Ai Cập và qua đời ở Gaza vào khoảng năm 491. Trong cuốn “Asceticon” của mình, ngài đã áp dụng bài Thánh Vịnh này vào lời nguyện cầu trong cơn bị cám dỗ: “Nếu chúng tôi thấy kẻ thù vây bủa chúng tôi một cách xảo quyệt, nghĩa là một cách ươn hèn, làm cho linh hồn chúng tôi trở thành yếu nhược trước những gì thỏa mãn, làm cho nó không cầm hãm nổi cơn giận dữ trước tha nhân khi thấy họ tác hành nghịch phạm đến nhiệm vụ của họ, làm cho đôi mắt của chúng tôi đầy những đam mê nhục dục, dụ dỗ chúng tôi tìm thỏa mãn trong việc ăn uống no say, biến lời nói của tha nhân chúng tôi thành độc dược tác hại chúng tôi, khiến chúng tôi không còn tin tưởng vào lời lẽ của nhau, dẫn chúng tôi đến chỗ tạo nên những khác biệt giữa anh em chúng tôi mà rằng: ‘Người này là người tốt, người kia là kẻ xấu’ – nếu khi nào chúng tôi vị vây bủa bởi tất cả những thứ ấy thì xin đừng để chúng tôi bị thất đảm, trái lại, xin hãy khiến chúng tôi kêu lên như vua Đavít bằng cả tấm lòng tin tưởng rằng: ‘Lạy Chúa là Đấng bảo vệ sự sống của tôi!’” ("Recueil ascétique," Bellefontaine, 1976, p. 211).
Anh chị em thân mến,
Phần thứ nhất của bài Thánh Vịnh 26 nói về “nhà Chúa”, một nơi nương náu, tạ ơn và vui mừng. Bị tấn công tứ bề bởi những điều xấu xa, các tín hữu vẫn không cảm thấy sợ hải, vì niềm tin tưởng và hy vọng vững chắc của họ nơi Chúa là Đấng họ nhận được sức mạnh và bình an nội tâm.
Thật vậy, việc hiệp thông này với Thiên Chúa có thể được ví như một nguồn ánh sáng và yêu thương. Vị đan sĩ Isaia người Syria, qua đời ở Gaza khoảng năm 491, đã thấy bài Thánh Vịnh này như là một lời nguyện cầu chống lại cơn cám dỗ: Khi bị tội lỗi và sự dư õ đe dọa, dân tín nghĩa của Thiên Chúa không thất đảm nhưng kêu cầu lên Đấng Cứu Tinh của họ, bằng niềm tin tưởng mạnh mẽ là: ‘Lạy Chúa là Đấng bảo vệ mạng sống của con!’. Chúa thật sự là Đấng bảo vệ của chúng ta, chính Ngài là Đấng cứu độ chúng ta và mang chúng ta đến nhà của Ngài, để chúng ta được cư ngụ ở đó “hết mọi ngày trong đời sống chúng ta”.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư, 21/4/2004).

Bài 104 – TV 26 (27) (Thứ Tư 28/4/2004)

LÒNG TRÔNG CẬY NƠI THIÊN CHÚA TRONG NHỮNG CƠN HOẠN NẠN

(Thánh Vịnh 26[27]:7-14 – cho Kinh Tối Thứ Tư, Tuần Thứ Nhất)

1. Phụng Vụ Giờ Kinh Tối đã chia bài Thánh Vịnh 26 {27) thành hai phần, theo cùng một cấu trúc như là một bức tranh xếp. Chúng ta vừa công bố phần thứ hai của bài ca tin tưởng này, một bài ca được dâng lên Chúa vào ngày tăm tối bị sự dữ tấn công. Đó là những câu 7-14 của bài Thánh Vịnh: những câu Thánh Vịnh mở đầu bằng tiếng kêu lên Chúa: “Lạy Chúa, xin hãy nghe tiếng tôi khi tôi kêu cầu; xin thương xót tôi và đáp lời tôi” (câu 7), sau đó bày tỏ niềm thiết tha muốn tìm kiếm Chúa, với đầy những sợ hãu buồn thương sợ bị Ngài bỏ rơi (câu 8-9). Sau hết, những câu của bài Thánh Vịnh này mở ra trước mắt chúng ta một chân trời thê thảm cho thấy chính những cảm mến về gia đình không còn nữa (câu 10), thay vào đó là “những kẻ thù” (câu 11), “đối phương” và “những chứng nhân gian tà” (câu 12).
Thế nhưng, ở đây cũng thế, như ở phần thứ nhất của bài Thánh Vịnh, yếu tố quyết liệt là lòng tin tưởng của con người nguyện cầu vào Chúa, Đấng cứu độ trong những cuộc thử thách và là Đấng gìn giữ trong những cơn giông tố bão bùng. Bởi thế thật là tuyệt vời ở lời kêu gọi được tác giả bài Thánh Vịnh nói với chính bản thân mình vào phần cuối của bài Thánh Vịnh: “Xin hãy can đảm đợi chờ Chúa; hãy kiên trì đợi chờ Chúa!” (câu 14; xem Ps 41[42]:6,12 và 42[43]:5).
Cả nơi những bài Thánh Vịnh khác nữa cũng cho thấy niềm xác tín sâu xa là con người lấy được sức mạnh và niềm hy vọng từ nơi Chúa: “Chúa bảo vệ kẻ trung tín nhưng làm cho kẻ ngạo mạn biết mặt. Hãy vững mạnh và can trường, tất cả những ai hy vọng vào Chúa!” (Ps 30[31]:24-25). Bởi thế tiên tri Hosea mới khuyên nhủ dân Do Thái rằng: “Nhờ ơn Chúa giúp anh em sẽ trở về nếu anh em trung thành làm những gì ngay chính và luôn hy vọng vào Chúa” (12:7).
2. Giờ đây chúng ta chỉ cần chú ý tới 3 yếu tố tiêu biểu của việc sống đạo mạnh mẽ này. Yếu tố thứ nhất, một yếu tố tiêu cực, đó là cơn ác mộng về các kẻ thù (câu 12). Những kẻ thù ấy xuất hiện như những con dã thú “gầm rống” trước con mồi của chúng, bởi thế, nói một cách tõ hơn, đó là “những chứng nhân gian tà”, thành phần từ mũi thở ra bạo lực như các con hoang thú trước mồi ngon của chúng.
Đó là lý do, trên thế gian đầy những sự dữ hung tàn do Satan thực hiện và tác động, Thánh Phêrô đã nhắc nhở chúng ta rằng: “Ma qủi thù địch của anh em đang chờn vờn như sư tử gầm rống tìm mồi để nuốt” (1Pt 5:8).
3. Hình ảnh thứ hai cho thấy rõ lòng tin tưởng yên hàn của con người tín nghĩa, bất chấp họ có bị cha mẹ mình bỏ rơi: “Cho dù cha mẹ tôi có bỏ rơi tôi, Chúa cũng vẫn chấp nhận tôi” (câu 10).
Ngay cả trong cảnh lẻ loi và mất mát đi những cảm tình thân thương nhất ấy, con người cầu nguyện cũng không hoàn toàn cô độc vì có Vị Thiên Chúa từ bi nhân hậu cuí mình xuống trên họ. Chúng ta nghĩ đến những đoạn nổi tiếng của tiên tri Isaia, vị đã qui về Thiên Chúa những tình cảm thương và êm ái dịu dàng còn hơn là một người mẹ: “Một người nữ có thể quên được ấu nhi của mình mà không chăm sóc cho đứa trẻ bởi lòng mình mà ra hay chăng? Cho dù họ có quên con của họ chăng nữa thì Ta cũng chẳng bao giờ quên ngươi” (Is 49:15).
Qua những lời này của vị tác giả Thánh Vịnh và của tiên tri Isaia, chúng ta hãy nhớ đến tất cả những người già nua bệnh tật, bị tất cả mọi người lãng quên, không ai tỏ ra yêu mến họ, hầu họ cảm thấy bàn tay cha mẹ của Chúa âm thầm yêu thương chạm đến khuôn mặt đau thương của họ có lẽ đang tuôn tràn châu lệ.
4. Như thế là chúng ta sang biểu hiệu thứ ba và là biểu hiệu cuối cùng, một biểu hiệu được lập lại nhiều lần trong bài Thánh Vịnh: “’Hãy tìm kiếm dung nhan Thiên Chúa’; Lạy Chúa, con tìm dung nhan Chúa! Xin đừng ẩn mặt khuất mắt tôi” (câu 8-9). Bởi vậy mà dung nhan Thiên Chúa là đối tượng của việc tìm cầu thiêng liêng của con người cầu nguyện. Ở đoạn kết, một niềm tin tưởng bất khuất xuất hiện, đó là niềm tin tưởng được “hoan hưởng sự thiện hảo của Chúa” (câu 13).
Theo ngôn ngữ của bài Thánh Vịnh này thì “việc tìm kiếm dung nhan Chúa” thường đồng nghĩa với việc tiến vào đền thờ để cử hành và cảm nghiệm mối hiệp thông với Vị Thiên Chúa của Sion. Thế nhưng, biểu hiệu này cũng bao gồm cả một nhu cầu huyền nhiệm liên quan đến mối thân tình thần linh qua việc cầu nguyện. Bởi thế, nơi phụng vụ cũng như nơi việc cầu nguyện tư riêng, chúng ta mới được ơn trực giác thấy dung nhan ấy chúng ta sẽ không bao giờ có thể trực tiếp thấy được trong cuộc sống trần gian này (x Ex 33:20).
Thế nhưng, Chúa Kitô đã tỏ cho chúng ta thấy, một cách khả thấu, dung nhan thần linh và đã hứa hẹn rằng trong cuộc hội ngộ đời đời, như Thánh Gioan nhắc nhở chúng ta, “chúng ta sẽ thấy Ngài như Ngài là” (1Jn 3:2). Thánh Phaolô còn thêm: “Bấy giờ chúng ta sẽ được thấy nhãn tiền” (1Cor 13:12).
5. Dẫn giải về bài Thánh Vịnh này, Origen, một đại văn hào Kitô giáo ở thế kỷ thứ ba, đã ghi nhận là: “Nếu con người tìm kiếm dung nhan Chúa, họ sẽ được thấy vinh hiển của Chúa một cách rõ ràng, và khi trở nên giống như các thần trời, họ sẽ mãi mãi được thấy dung nhan Cha trên trời” (PG 12, 1281).
Thánh Âu Quốc Tinh, trong bài dẫn giải về bài Thánh Vịnh ấy, đã tiếp tục lời cầu nguyện của vị tác giả Thánh Vịnh như thế này: “Tôi đã không tìm kiếm nơi Chúa một phần thưởng nào đó ở ngoài Chúa mà là chính dung nhan Chúa. ‘Lạy Chúa, tôi sẽ tìm kiếm dung nhan Chúa’. Tôi sẽ kiên trì theo đuổi việc tìm kiếm này; thật vậy, tôi sẽ không tìm kiếm một điều gì đó chẳng đáng giá là bao nhiêu mà là dung nhan Chúa, Ôi Chúa, để tha hồ mà yêu mến Chúa, miễn là tôi không tìm kiếm một điều gì khác cao quí hơn…. ‘Xin đừng giận dữ bỏ tôi tớ Chúa mà đi’, kẻo khi tìm kiếm Chúa tôi lại d1nh bén với những cái gì khác. Còn gì sầu thảm hơn điều ấy đối với con người yêu mến và tìm kiếm sự thật dung nhan Ngài?” ("Commentaries on the Psalms," 26,1,8-9, Rome, 1967, pp. 355, 357).
Anh chị em thân mến,
Phần thứ hai của bài Thánh Vịnh 26 nói về lòng trông cậy nơi Thiên Chúa trong những cơn hoạn nạn. Bất chấp sự hiện diện của sự dữ trên thế gian này, vị tác giả Thánh Vịnh cũng vẫn kiên trì hy vọng. Lòng tin tưởng nơi Chúa phải là những gì phấn khích và ủi an tất cả những ai cảm thấy bị bỏ rơi và cô quạnh, vì Thiên Chúa đã trở nên hữu hình cho chúng ta nơi Chúa Kitô. Chúng ta hặp gỡ Chúa của mình đặc biệt nơi phụng vụ cũng như nơi việc cầu nguyện riêng tư, khi chúng ta hành trình tiến về ngày chúng ta sẽ được thấy Ngài “nhãn tiền”.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư, 28/4/2004).

Bài 105 – Ca vịnh Cl 1 (Thứ Tư 5/5/2004)

CHÚA KITÔ LÀ CHÚA CỦA VŨ TRỤ VÀ CỦA LỊCH SỬ

(Ca Vịnh Colossian 1 – Kinh Tối Thứ Tư, Tuần Thứ Nhất)

1. Chúng ta đã nghe bài thánh thi ca Kitô học tuyệt vời của Bức Thư gửi giáo đoàn Colossê. Phụng Vụ Giờ Kinh Tối đặt cho tín hữu bài thánh thi ca này vào 4 tuần lễ với tính cách là một bài ca vịnh theo đặc tính của nó có lẽ là vì gốc gác của nó. Thật vậy, nhiều học giả tin rằng bài thánh thi ca này có thể được trích dẫn từ một bài hát của các Giáo Hội ở Tiểu Á, một bài hát đực Thánh Phaolô cho vào bức thư gửi cho cộng đồng Kitô hữu ở Colosê, một thành phố đông đảo phồn thịnh vào thời bấy giờ.
Tuy nhiên, vị tông đồ này lại không bao giờ đến trung tâm này ở Phrygia, một miền thuộc Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay cả. Giáo Hội địa phương ở đó được thành lập bởi Epaphas, một trong những người môn đệ của ngài vốn là thổ dân ở đó. Vị này đực nhắc đến ở cuối bức thư cùng với thánh ký Luca “người y sĩ yêu dấu” là danh xưng được Thánh Phaolô sử dụng (4:14), và với một nhân vật khác là Marcô, “anh em họ với Barnabê” (4:10), nhân vật có lẽ đã thuộc về nhóm của Banarbê và Phaolô (x Acts 12:25, 13:5,13) sau này trở thành một vị thánh ký.
2. Như chúng ta sẽ còn một số dịp sau này trở về với bài ca vịnh đây, giờ đây chúng ta sẽ chỉ nhìn tổng quan về bài ca vịnh này và nêu lên một lời dẫn giải thiêng liêng của vị Giáo Phụ nổi tiếng là Thánh Gioan Kim Khẩu (thế kỷ thứ 4), một vị giảng thuyết lừng danh và là giám mục ở Constantinople. Trong bài thánh thi ca này hiện lên hình ảnh Chúa Kitô cao cả là Chúa Tể Càn Khôn. Là một Đức Khôn Ngoan thần linh tạo dựng ở Cựu Ước (chẳng hạn ở Sách Cách Ngôn 8:22-31), “Người hiện hữu trước tất cả mọi sự, và tất cả mọi sự được qui hợp nơi Người”; thật vậy, “tất cả mọi sự đực tạo dựng nhờ Người và cho Người” (Col 1:16-17).
Bởi thế, một dự án siêu việt được tỏ ra nơi vũ trụ cho thấy rằng Thiên Chúa tác hành qua việc làm của Con Ngài. Dự án này cũng được loan báo ở lời mở đầu của Phúc Âm Thánh Gioan, khi thánh nhân nói rằng “Tất cả mọi sự nhờ Người mà có, không có Người chẳng có gì hiện hữu” (Jn 1:3). Ngay cả với năng lực, sự sống và ánh sáng vật chất cũng mang dấu ấn Lời Chúa, “Người Con yêu dấu của Ngài” (Col 1:13). Mạc khải Tân Ước đã chiếu một luồng sáng mới vào những lời lẽ của con người khôn ngoan trong Cựu Ước, vị đã nói rằng “từ sự cao cả và vẻ đẹp của các vật được tạo thành mà tác giả nguyên thủy của chúng cũng được nhận thấy” (Khôn Ngoan 13:5).
3. Bài ca vịnh của Bức Thư gửi giáo đoàn Côlôsê này cũng cho thấy một vai trò khác của Chúa Kitô, ở chỗ, Người còn là Chúa của lịch sử cứu độ, một lịch sử được bộc lộ nơi Giáo Hội (x Col 1:18), và được hoàn thành bởi “máu thập giá của Người” (câu 20) là nguồn an bình và hợp hòa cho tất cả lịch sử nhân loại.
Bởi thế, chẳng những vùng chân trời ở bên ngoài việc hiện hữu của chúng ta được đánh dấu bởi sự hiện diện hiệu năng của Chúa Kitô mà còn ở cả thực tại riêng biệt hơn nữa của con người tạo vật đó là lịch sử loài người. Lịch sử này không phải là những năng lực mù quáng vô tri muốn xẩy ra thế nào cũng được; trái lại, bất chấp tội lỗi và sự dữ, nó được cai quản và qui hướng về tầm vóc viên trọn của nó nhờ công cuộc của Chúa Kitô. Bởi thập giá của Chúa Kitô mà toàn thể thực tại đã được “hòa giải” với Chúa Cha (x câu 20).
Bài thánh thi ca này, như thế, đã vẻ lên một bức tranh tuyệt vời về vũ trụ và về lịch sử, kêu gọi chúng ta hãy tin tưởng. Chúng ta không phải là một hạt bụi vô loài bị mất hút trong không gian và thời gian chẳng có một giá trị nào, nhưng chúng ta là một phần thuộc dự án khôn ngoan bắt nguồn từ tình yêu của Chúa Cha.
4. Như đã nói trước, giờ đây chúng ta nhường lời cho Thánh Gioan Kim Khẩu, để ngài làm sáng tỏ việc suy niệm này. Trong bài Dẫn Giải về Bức Thư gửi giáo đoàn Côlôsê, thánh nhân đã suy nghĩ rất nhiều về bài ca vịnh ấy. Mở đầu ngài nhấn mạnh đến tính cách nhưng không của tặng ân Chúa ban, “Đấng làm sao cho chúng ta có thể tham dự vào số phận sáng láng của các thánh nhân” (câu 12). Thánh Gioan Kim Khẩu hỏi “Tại sao thánh Phaolô gọi nó là ‘số phận’?” rồi ngài trả lời rằng: “là để tỏ ra rằng không ai có thể chiếm được Vương Quốc của Ngài bằng việc làm của họ. Cả ở đây nữa, như trong đa số các trường hợp khác, ‘số phận’ có nghĩa là ‘vận may’. Không ai có thể thực hiện một hành vi cử chỉ khả dĩ lập công chiếm được Nước Trời mà mọi sự đều là tặng ân Chúa ban. Đó là lý do tại sao Người nói: ‘Khi các con làm xong mọi sự thì hãy nói chúng tôi là những người tôi tớ vô dụng. Chúng tôi phải làm những gì chúng tôi cần làm’” (Greek Patrology 63,312).
Tính cách nhưng không ưu ái và mãnh lực này tái hiện sau đó khi chúng ta đọc thấy rằng tất cả mọi sự đều được tạo thành nhờ Chúa Kitô (x Col 1:16). Vị giám mục giải thích là “bản chất của tất cả mọi sự đều lệ thuộc vào Người. Chẳng những vì Người làm cho chúng đi từ vô hữu đến hiện hữu, mà Người còn bảo trì chúng, đến nỗi nếu chúng không được Ngài quan phòng gìn giữ chúng sẽ bị tàn rụi và biến mất… Chúng lệ thuộc vào Người, thật vậy, ở chỗ chúng chỉ cần hướng về Người để Người bảo trì và củng cố chúng” (Greek Patrology 62,319).
Có một dấu hiệu cao cả hơn nữa cho thấy tình yêu nhưng không đó là tất cả những gì Chúa Kitô đã thực hiện cho Giáo Hội mà Người là Đầu. Về khía cạnh này (câu 18), Thánh Gioan Kim Khẩu đã cắt nghĩa là “sau khi đã nói về thần tính của Chúa Kitô, Vị Tông Đồ cũng nói về tình yêu của Người đối với con người nữa: ‘Người là đầu của thân mình Người là Giáo Hội’, dể muốn cho thấy mối hiệp thông thân tình của Người với chúng ta. Thật vậy, Người là Đấng vượt trên và làm chủ tất cả mọi sự, đã liên kết bản thân Người với thành phần hạ giới” (Greek Patrology 62,320).
Anh Chị Em thân mến,
Bài ca vịnh hôm nay vẻ lên một nhãn quan tuyệt vời về lịch sử của một thế giới có Chúa Kitô là tâm điểm của nó như là một Vị Chúa Tể Càn Khôn. Qua Người Con yêu dấu của mình, Đấng mà nhờ Người mọi sự trên trời dưới đất được tạo thành, tất cả mọi dân tộc được qui về dự án siêu việt của Thiên Chúa đối với loài người.
Chúng ta chẳng những không mù quáng và bất định hướng mà còn được Chúa Kitô cứu chuộc và hướng đến tầm vóc sự sống viên trọn là những gì được Chúa Cha yêu thương kêu gọi chúng ta đến thừa hưởng.
Bởi vậy mà Thánh Gioan Kim Khẩu mới nhắc nhở chúng ta rằng chính ở nơi Giáo Hội là thân mình của Chúa Kitô mà chúng ta hầu như đặc biệt cảm nghiệm được sự quan phòng và tình yêu nhưng không của Thiên Chúa đối với chúng ta. Chúng ta hãy hân hoan đáp lại mối hiệp thông thân tình mà chúng ta được diễm phúc chia sẻ ấy.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư, 5/5/2004.

Bài 106 – TV 29 (30) (Thứ Tư 12/5/2004)

BÀI THÁNH THI CA TẠ ƠN ĐƯỢC THOÁT KHỎI BÀN TAY TỬ THẦN

(Thánh Vịnh 29 [30] – Kinh Tối Thứ Năm, Tuần Thứ Nhất)

1. Sau khi cơn ác mộng chết chóc đã bị đánh tan nơi mình thì từ tấm lòng của con người nguyện cầu thốt lên lời tạ ơn tha thiết và dịu dàng dâng lên Thiên Chúa. Đó là thứ cảm tình phát hiện mãnh liệt tụ bài Thánh Vịnh 29[30], bài Thánh Vịnh vừa vạng vọng chẳng những vào tai của chúng ta mà chắc hẳn vào cả lòng chúng ta nữa.
Bài thánh thi ca tạ ơn này có nhiều vẻ đẹp về văn chương và bao gồm một loạt những thứ tương phản được bộc lộ một cách biểu hiệu cuộc giải thoát do Chúa thực hiện. Bởi thế, việc đi xuống “hố” ngược lại với việc đưa “lên khỏi Âm Phủ” (câu 4); “cơn giận” của Thiên Chúa “trong giây lát” được thay thế bằng “ân huệ” suốt “một đời” (câu 6), việc “khóc than” trong đêm tối được tiếp theo bởi “niềm hân hoan” nnvào buổi sáng (ibid); “than khóc” được tiếp nối bằng “nhẩy múa”, mặc “áo nhặm” được tiếp theo bằng mặc lấy “niềm vui” (câu 12).
Bóng đêm tử thần qua đi, bình minh của một ngày mới xuất hiện. Vì lý do này, truyền thống Kitô giáo đã đọc bài Thánh Vịnh này như là một bài ca vượt qua. Điều này được chứng thực bằng lời trích dẫn mở đầu mà ấn bản sách phụng vụ của giờ kinh tối lấy từ John Cassian, một đại bỉnh bút đan sĩ thời thế kỷ thứ 4: “Chúa Kitô dâng lời tạ ơn Cha vì cuộc phục sinh vinh hiển của Người”.
2. Con người cầu nguyện hằng dâng lên “Chúa”, không ít hơn 8 lần, hoặc là để loan báo rằng họ sẽ chúc tụng Ngài (câu 2 và 13), hay là để lập lại tiếng kêu dâng lên Ngài trong cơn thử thách (câu 3 và 9) cũng như trong cuộc ra tay cứu thoát của Ngài (câu 2, 3, 4, 8 và 12), hoặc để kêu cầu tình thương của Ngài một lần nữa (câu 11). Ở đoạn khác con người cầu nguyện kêu mời tín hữu hãy hát lên những bài thánh thi ca để tạ ơn Chúa (câu 5).
Những cảm giác giao động liên tục giữa ký ức kinh hoàng về cơn ác mộng trải qua và niềm vui của việc giải phóng. Dĩ nhiên cơn nguy hiểm qua đi thì trầm trọng nên nó vẫn làm cho họ cảm thấy rùng mình; ký ức về nỗi khổ đã qua vẫn còn hiện lên và sống động; nước mắt mới được lau khô cách đó không lâu. Thế nhưng giờ đây bình minh của một ngày mới đã xuất hiện; tử thần được thay thế bằng ánh quang của một sự sống liên tục.
3. Như thế bài Thánh Vịnh này cho thấy rằng chúng ta không bao giờ được rơi vào cạm bẫy của một thứ bối rối thất vọng đầy tối tăm khi mà mọi sự dường như không còn nữa. Dĩ nhiên là người ta không được rơi vào cái ảo tưởng có thể tự cứu lấy mình bằng khả năng riêng của mình. Thật vậy, vị tác giả Thánh Vịnh đã bị cám dỗ bởi kiêu hãnh tính và tự mãn tính: “Tỏ ra tự mãn, có lần tôi đã nói rằng ‘tôi sẽ không bao giờ bị chấn động’” (câu 7).
Các vị Giáo Phụ cũng suy nghĩ về cơn cám dỗ hiện lộ vào những lúc được phúc hạnh này, và các vị thấy được nơi cuộc thử thách một tiếng gọi thần linh hãy sống khiêm nhượng. Chẳng hạn những gì vị giám mục ở Ruspe là Fulgentius (467-532) đã nói trong Bức Thư thứ 3 của ngài ngỏ cùng tu sĩ Proba, trong đó ngài đã nhận định về đoạn Thánh Vịnh này bằng những lời lẽ như sau: “Vị tác giả Thánh Vịnh đã nói rằng có những lúc ông ta cảm thấy hãnh diện vị khỏe mạnh, như thể đó là nhân đức của ông ấy, và trong tình trạng ấy ông đã khám phá ra mối nguy hiểm của một thứ bệnh rất trầm trọng. Thật vậy, ông nói: ‘Trong tình trạng thịnh vượng của mình tôi nói rằng ‘tôi sẽ không bao giờ bị dời chuyển’. Và vì nói như thế mà ông đã bị sự nâng đỡ của ân sủng thần linh bỏ mặc, và bị xiểng niểng, khi lao đầu xuống tình trạng bệnh hoạn của mình, ông tiếp tục nói: ‘Trong sự thiện hảo của Ngài, Ôi Chúa, Chúa đã đặt con trên một ngọn núi an toàn, song khi Chúa ẩn mặt đi thì con bị lũng đoạn’. Ngoài ra, để chứng tỏ cho thấy sự trợ giúp của ân sủng thần linh, cho dù họ đã có đó, nhưng vẫn phải lêu cầu một cách khiêm nhượng và liên tục, ông nói tiếp: ‘Lạy Chúa, con kêu lên cùng Chúa, tôi xin Chúa giúp đỡ tôi cùng’. Không ai lại đi xin trợ giúp mà lại không nhìn nhận mình thiếu thốn, hoặc nghĩ rằng mình có thể giữ lấy những gì mình có chỉ cần tin tưởng duy vào nhân đức riêng của mình” (Fulgentius of Ruspe, "Le Lettere" (The Letters), Rome, 1999, p. 113).
4. Sau khi thú nhận bị cám dỗ chiều theo tính kiêu hãnh khi còn trong lúc thịnh vượng, vị tác giả Thánh Vịnh nhớ lại cơn thử thách sau đó mà thưa cùng Chúa rằng: “khoi Ngài ẩn mặt đi thì tôi rùng mình kinh hãi” (câu 8). Bấy giờ con người cầu nguyện nhớ lại đường lối họ nài xin cùng Chúa (x các câu 9-11): Họ đã kêu lên, đã xin giúp đỡ, đã nguyện cầu cho khỏi tử thần, khi nêu lên lý do là tử thần không có lợi gì cho Thiên Chúa cả, vì kẻ chết nkhông còn làm sao có thể nchúc tụng Thiên Chúa và không còn lý do để công bố lòng tín trung với Thiên Chúa khi bị Ngài bỏ mặc.
Chúng ta thấy cũng luận điệu này nơi bài Thánh Vịnh 87, bài Thánh Vịnh mà con người cầu nguyện, một con người gần đất xa trời, đã kêu xin cùng Chúa rằng: ‘Tình yêu của Ngài phải chăng được loan báo trong mồ mả, lòng tín trung của Ngài nơi mộ bia?” (Ps 87:12). Vua Hezekiah cũng thế, bị lâm trọng bệnh và được chữa lành đã thưa cùng Chúa: “Vì chẳng phải là thế gian đã dâng lời chúc tụng Chúa, hay tử thần đã chúc tụng Chúa… Kẻ sống, kẻ sống dâng lời tạ ơn Ngài” (Is 38:18,19).
Như thế Cựu Ước đã bày tỏ cho thấy một ước muốn thiết tha của nhân loại muốn thấy Thiên Chúa chiến thắng trên tử thần, và nói đến những trường hợp tương tự đạt được chiến thắng này: dân chúng nnnbị đe dọa trước cái chết vì đói khát trong sa mạc, những tù nhân thoát khỏi án tử hình, thành phần bệnh nhân được chữa lành, những thủy thủ được cứu khỏi bị đắm tầu (x Ps 106 [107]: 4-32). Tuy nhiên, chúng là những chiến thắng chưa kết thúc. Sớm hay muộn, tử thần đều khống chế.
Tuy nhiên, bất chấp mọi sự, ước mong chiến thắng vẫn còn và cuối cùng trở nên niềm hy vọng phục sinh. Việc thỏa nguyện ước vọng quyền lực này hoàn toàn được bảo đảm bằng cuộc phục sinh của Chúa Kitô là biến cố không bao giờ chúng ta có thể tạ ơn Chúa cho vừa.
Anh chị em thân mến,
Bài Thánh Vịnh 29, được hát mở đầu cho buổi triều kiến chung hôm nay là một bài thánh thi ca tạ ơn vì được giải thoát khỏi tử thần. Vị tác giả Thánh Vịnh đã hết sức cho thấy cái tương phản giữa tình trạng sầu muộn trước đó của ông với niềm vui được phục hồi sự sống, niềm hy vọng và quyền tự do. Cuộc khủng hoảng của ông đã khiến ông có thể tiến từ cái ảo ảnh tự mãn đến lòng tin tưởng sâu xa vào Chúa, Đấng bao giờ cũng trung thành với những lời Ngài hứa hẹn.
Bài Thánh Vịnh này là một sự khích lệ đừng bao giờ thất vọng về quyền lực cứu độ của Thiên Chúa, ngay cả khi phải đối diện với tử thần. Giáo Hội đọc bài Thánh Vịnh này theo ánh sáng cuộc vượt qua của Chúa Kitô từ sự chết mà vào sự sống khi Phục Sinh, một cuộc phục sinh làm hoàn trọn ước vọng sâu xa nhất của hết mọi con tim con người, bằng việc cống hiến niềm hy vọng phục sinh và sự sống đời đời.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư, 12/5/2004).

Bài 107 – TV 31 (32) (Thứ Tư 19/5/2004)

BÀI THÁNH THI CA TẠ ƠN VỀ TỘI LỖI ĐƯỢC THỨ THA

(Thánh Vịnh 31 [32] – Kinh Tối Thứ Năm, Tuần Thứ Nhất)

1. “Phúc thay cho tội nhân lỗi lầm được xóa bỏ, tội lỗi được thứ tha”. Lời chúc phúc này ở ngày đầu bài Thánh Vịnh 31 (32) vừa được công bố ấy giúp chúng ta có thể hiểu ngay được lý do tại sao lời này được truyền thống Kitô giáo đưa vào loạt bài Thánh Vịnh về thống hối. Sau lời chúc phúc hai lần ở đầu bài Thánh Vịnh (câu 1-2) ấy, chúng ta thấy hiện lên không phải là một phản tỉnh đại quát về tội lỗi và sự thứ tha, mà là một chứng từ của bản thân con người trở lại.
Bố cục bài Thánh Vịnh này lại còn phức tạp nữa, lở chỗ, sau chứng từ bản thân (câu 3-5) liền đến 2 câu nói về nỗi buồn phiền, việc nguyện cầu và ơn cứu độ (câu 6-7), sau đó lời hứa hẹn huấn dụ thần linh (câu 8) và lời cảnh giác (câu 9). Sau hết là một lời nói khôn ngoan phản đề (câu 10), cùng với lời kêu mời hãy vui lên trong Chúa (câu 11).
2. Giờ đây chúng ta chỉ lấy một số yếu tố của bài Thánh Vịnh này thôi. Trước hết, con người cầu nguyện trình bày cho thấy tình trạng rất đau đớn của lương tâm mình trong “thầm lặng” (câu 3): Vì vi phạm đến những điều trầm trọng mà con người cầu nguyện ấy không đủ can đảm để xưng thú tội lỗi cùng Thiên Chúa. Đó là một nỗi quằn quại nội tâm kinh hoàng được diễn tả bằng những hình ảnh mãnh liệt. Những khớp xương của con người này bị tiêu hao bởi một cơn sốt nung nấu; sức nóng ngột ngạt làm hao kiệt năng lực của con người ấy, làm cho nó suy tàn; con người này không ngừng than van. Con người tội nhân này cảm thấy sức nặng của bàn tay Thiên Chúa đè xuống trên mình, với nhận thức Ngài là Vị Thiên Chúa không dửng dưng trước sự dữ gây ra bởi tạo vật của Ngài, vì Ngài là Đấng canh giữ công lý và sự thật.
3. Không thể chịu đựng nổi nữa, con người tội nhân này đã quyết định đi xưng thú lỗi lầm của mình bằng một lời tuyên bố can đảm, một lời dường như báo trước cho thấy lời của Người Con Hoang Đường trong dụ ngôn của Chúa Giêsu (x Lk 15:18). Con người ấy đã nói bằng tất cả tấm lòng của mình rằng: “Con xin xưng thú lỗi lầm của con cùng Chúa”. Chúng chỉ là mấy lời vắn vỏi nhưng được phát xuất từ chính lương tâm; Thiên Chúa lập tức đáp lại bằng cả một tấm lòng đại lượng bao dung tha thứ (Ps 31 [32]:5).
Tiên tri Giêrêmia đã nói đến lời mời gọi này của Thiên Chúa: “Hãy quay trở lại, hỡi Iarael phản loạn, Chúa phán. Ta sẽ không còn giận ngươi nữa; / Vì Ta nhân hậu, Chúa phán. Ta sẽ không mãi nổi giận đến muôn đời. Chỉ cần người nhận biết lỗi lầm của ngươi, ở chỗ ngươi đã phản loạn chống lại Chúa là Thiên Chúa ngươi ra sao” (3:12-13).
Thế là một chân trời an ninh, tin tưởng và bình an mở ra trước “mọi con người tín trung” thống hối và được thứ tha, bất chấp những thử thách của cuộc đời (Ps 31[32]:6-7). Họ có thể lại trải qua lúc sầu thương, nhưng cơn sóng dập dồn của nỗi lo âu không nhận chìm được họ, vì Chúa dẫn dắt kẻ tín trung của Ngài đến một nơi an toàn: “Chúa là nơi con nương náu, Chúa gìn giữ con khỏi bị buồn nản; Chúa che chở cho tôi được an toàn” (câu 7).
4. Đến đây Chúa phán, Ngài hứa rằng Ngài giờ đây sẽ dẫn dắt thành phần tội nhân thống hối ăn năn. Thật vậy, được thanh tẩy vẫn chưa đủ: Người ta còn phải bước đi trên đường ngay nẻo chính nữa. Đó là lý do tại sao, như trong Sách Tiên Tri Isaia (30:21), Chúa hứa rằng: “Ta sẽ hướng dẫn ngươi và chỉ cho ngươi đường đi nước bước” (31[32]:8) và kêu gọi hãy sống đơn sơ chân thành… Thật vậy, đức khôn ngoan đích thực thì dẫn đến chỗ hoán cải, loại bỏ tính mê nết xấu cùng năng lực cuốn hút tối tăm của nó. Thế nhưng, trước hết nó dẫn đến tình trạng hoan hưởng một thứ bình an bắt nguồn từ việc được giải thoát và thứ tha.
Trong Thư gửi Giáo Đoàn Rôm Thánh Phaolô đã tỏ tường nói đến phần đầu bài Thánh Vịnh của chúng ta đây để mừng ơn giải phóng của Chúa Kitô (x Rm 4:6-8). Chúng ta có thể áp dụng bài Thánh Vịnh này vào bí tích hòa giải. Nơi bí tích này, theo ý nghĩa của bài Thánh Vịnh đây, người ta cảm thấy ý thức tội lỗi, những gì thường bị nhòe nhoẹt trong thời đại của chúng ta đây, và đồng thời cũng cảm thấy niềm vui được tha thứ. Cái nhị thức “vi phạm – trừng phạt” được thay thế bằng nhị thức “vi phạm – thứ tha”, vì Chúa là vị Thiên Chúa, “Đấng thứ tha lầm lỗi, vấp phạm và tội lỗi” (Ex 34:7).
5. Thánh Cyrilô Giêrusalem (thế kỷ thứ 4) đã dùng bài Thánh Vịnh 31 (32) để dạy cho những người dự tòng việc canh tân sâu xa của phép rửa, việc thanh tẩy thật sự khỏi hết mọi tội lỗi (“Procatechesis”, số 15). Thánh nhân cũng tôn tụng tình thương thần linh bằng những lời của vị tác giả Thánh Vịnh. Chúng ta kết thúc bài giáo lý của chúng ta bằng những lời lẽ của ngài: “Thiên Chúa là Đấng nhân hậu và Ngài không bủn xin thứ tha… Việc chất chồng tội lỗi của anh em cũng không vượt quá sự cao cả của tình thương Thiên Chúa: Tình trạng trầm trọng nơi những vết thương của anh em sẽ không vượt quá khả năng của Vị Y Sĩ tối cao – miễn là anh em tin tưởng phó mình cho Ngài. Hãy bày tỏ bệnh nạn của mình cho Vị Y Sĩ này, và hãy nói với Ngài bằng những lời được Đavít nói: ‘Này đây con sẽ xưng thú việc vi phạm của con cùng Chúa, tội lỗi của con luôn ở trước con’. Có thế anh em mới thành đạt trong việc làm cho điều này trở thành hiện thực: ‘Chúa đã thứ tha sự dữ của lòng con” ("Le Catechesi" [The Catecheses] Rome, 1993, pp. 52-53).
Anh Chị Em thân mến,
Bài Thánh Vịnh hôm nay đây được bắt đầu bằng những lời lẽ phúc thay người được thứ tha lầm lỗi. Thánh Phaolô trong Thư gửi Giáo Đoàn Rôma đã qui những lời ấy cho ân sủng giải phóng được ban cho chúng ta nơi Chúa Kitô. Cái lý lẽ chặt chẽ giữa tội lỗi – hình phạt đã được thay thế, nhờ ơn Chúa, bằng thực tại hân hoan vui sướng vị tội lỗi – thứ tha. Cả chúng ta nữa cũng được chúc phúc bởi việc nhìn nhận và xưng thú tội lỗi của chúng ta, nhất là nơi bí tích thống hối, nơi chúng ta cảm thấy và cử hành thực tại về lòng nhân hậu hải hà của Thiên Chúa.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư, 19/5/2004).

 Bài 108 – Ca vịnh Kh 11-12 (Thứ Tư 26/5/2004)

 THIÊN CHÚA VỪA LÀ QUAN ÁN VỪA LÀ ĐẤNG CỨU ĐỘ

(Ca Vịnh Khải Huyền 11-12 cho Kinh Tối Thứ Năm, Tuần Thứ Nhất)

1. Bài ca vịnh chúng ta vừa dâng lên “Chúa là Thiên Chúa Toàn Năng”, bài ca vịnh được giành cho Phụng Vụ Giờ Kinh Tối, là tổng hợp của một số câu thuộc các đoạn 11 và 12 trong Sách Khải Huyền. Người ta nghe thấy 7 tiếng kèn cuối cùng vang lên trong cuốn sách đấu tranh và hy vọng này. Sau đó có 24 vị trưởng lão ở dinh cơ thiên quốc, thành phần tiêu biểu cho tất cả những kẻ công chính của Cựu Ước và Tân Ước (x Rev 4:4, 11:16), xướng lên một bài thánh ca có lẽ đã được sử dụng trong các cuộc cử hành phụng vụ thời Giáo Hội sơ khai. Họ tôn thờ chủ quyền của Thiên Chúa trên thế giới và trong lịch sử, một chủ quyền sửa soạn thiết lập Vương Quốc công chính, yêu thương và chân thực.
Nơi lời cầu nguyện này, trái tim của kẻ công chính cảm thấy rung động, thành phần hy vọng đợi chờ Chúa đến để làm cho các biến cố của con người thêm sáng tỏ, những biến cố thường thường bị chìm đắm trong tối tăm của tội lỗi, bất công, gian dối và bạo lực.
2. Bài ca này được xướng lên bởi 24 vị trưởng lão có liên quan tới 2 bài Thánh Vịnh: Bài Thánh Vịnh thứ 2, bài ca thiên sai (x 2:1-5) và bài Thánh Vịnh 98, bài cử hành lòng trung tín thần linh (x 98:1). Nhờ đó mà phán quyết chính đáng và quyết liệt của Chúa được tôn tụng, một phán quyết Ngài sẽ loan báo cho toàn thể lịch sử loài người.
Việc can thiệp hữu ích này có hai khía cạnh vì cả hai đều là những đặc tính diễn tả dung nhan của Thiên Chúa. Thật vậy, Ngài là vị quan án nhưng cũng là Đấng Cứu Độ; Ngài lên án sự dữ nhưng trả công cho việc hiếu trung; Ngài là công lý nhưng trước hết là tình yêu.
Căn tính của thành phần công chính, một căn tính đã được bảo trì trong Vương Quốc của Thiên Chúa, là vấn đề quan trọng. Chúng được chia ra làm 3 loại “tôi tớ” của Chúa, tức là những vị ngôn sứ, những thánh nhân và những người kính sợ danh Ngài (x Rev 11:18). Đó là một bức chân dung thiêng liêng về dân Chúa, nhờ các tặng ân nhận được nơi phép rửa và được thăng hoa trong đời sống đức tin và đức mến. Đó là một hình ảnh được thể hiện vừa nhỏ vừa lớn (x 19:5).
3. Bài thánh ca của chúng ta, như đã được đề cập tới, còn được chi tiết hóa bằng việc sử dụng cả những câu ở đoạn 12 nữa, một đoạn đề cập tới một cảnh sắc vĩ đại và hiển vinh của Sách Khải Huyền. Trong cảnh sắc này là một cuộc đối chọi giữa người nữ sinh hạ Đấng Thiên Sai với con rồng gian ác và bạo động. Trong cuộc song đấu giữa thiện và ác, giữa Giáo Hội và Satan, thì đột nhiên vang vọng một tiếng phát ra từ trời loan báo việc thảm bại của “Tên Tố Cáo” (x 12:10). Danh xưng này được dịch từ danh xưng “Satan” theo tiếng Do Thái, một danh xưng được gán cho nhân vật, theo Sách Ông Gióp, là phần tử của triều thần thiên quốc, nơi nó dự phần với Tên Cáo Giác Công Khai (x Job 1:9-11; 2:4-5; Zec 3:1).
Hắn “tố cáo họ ngày đêm trước Thiên Chúa của chúng ta”, tức là hắn đặt vấn đề về tính cách thành thực của đức tin nơi người công chính. Giờ đây rồng Satan đã bị cứng họng và lý do hắn bị thảm bại đó là vì “máu của Con Chiên” (12:11), là cuộc khổ nạn và tử giá của Chúa Kitô Cứu Độ.
Liên kết với cuộc chiến thắng của Người là chứng từ tử đạo của Kitô hữu. Có một sự tham dự sâu xa vào công cuộc cứu độ của Con Chiên nơi thành phần tín hữu, những người không “ham sống sợ chết “ (ibid.). Điều này đã nhắc chúng ta nhớ lại những lời của Chúa Kitô: “Ai yêu mến sự sống mình thì sẽ mất nó, còn ai ghét sự sống mình trên thế gian này sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời” (Jn 12:25).
4. Đơn ca viên thiên quốc xướng lên bài ca vịnh này đã kết thúc nó bằng việc mời gọi toàn thể ca đoàn thiên thần cùng chung tiếng hát lên bài thánh ca hân hoan vì được ơn cứu độ (x Rev 12:12). Chúng ta hãy chung tiếng để dâng lên lời cảm tạ đầy tràn hy vọng, bất chấp những thử thách đánh dấu cuộc hành trình tiến đến vinh quang của chúng ta.
Chúng ta làm điều này theo những lời được Thánh tử đạo Polycarpô dâng lên “Chúa là Thiên Chúa Toàn Năng” khi ngài đã bị cột trói ở cọc tử hình: “Lạy Chúa là Thiên Chúa Toàn Năng, là Cha của Người Con Giêsu Kitô Yêu Dấu Diễm Phúc…, xin hãy ưu ái phân xử cho con được xứng đáng, ở ngày hôm nay đây cũng như vào giờ này đây, chiếm hưởng vị trí của con trong danh sách các vị tử đạo của Chúa, tham phần vào chén của Đức Kitô trước cuộc phục sinh, nơi linh hồn và thân xác cho đến muôn đời trong chốn trường sinh bất tử của Chúa Thánh Thần. Hôm nay đây xin Chúa hãy khứng nhận con trong số các vị tử đạo của Chúa, cũng như xin Chúa là Vị Thiên Chúa trung thành và chân thật hãy làm cho hiến tế Chúa đã sửa soạn cho con được sinh hoa kết trái và hài lòng Chúa. Con ca ngợi Chúa, con chúc tụng Chúa, con tôn vinh Chúa về tất cả những điều này, nhờ Vị Linh Mục Thượng Tế hằng hữu thiên đình là Chúa Giêsu Kitô Con Yêu Dấu của Chúa, nguyện Chúa và Chúa Thánh Thần được hiển vinh cùng với Người giờ đây và cho đến thiên niên vạn đại. Amen” ("Atti e Passioni dei Martiri" [Acts and Passion of the Martyrs], Milan, 1987, p. 23).
Anh Chị Em thân mến,
Bài ca vịnh chúng ta vừa nghe là một bài thánh ca chúc tụng Thiên Chúa, Vị Chúa của lịch sử và của thế giới, Vị sẵn sàng thiết lập vương quốc công lý, yêu thương và chân thực của Ngài. Thiên Chúa vừa là Vị Quan Án vừa là Đấng Cứu Độ. Ngài lên án sự dữ và tưởng tưởng lòng trung thành; Ngài là Đấng công minh nhưng không thiếu xót thương.
Satan, Tên Tố Cáo, bị loại trừ, hắn không có quyền năng gì trên thành phần công chính cả. Cơ binh thiên quốc được mời gọi để hân hoan hát mừng ơn cứu độ. Cả chúng ta nữa cũng hợp tiếng vào bài đại thánh ca tạ ơn này, để chúng ta được tràn đầy hy vọng khi tiếp tục cuộc hành trình của mình hướng về vinh quang.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư, 26/5/2004).

Bài 109 – TV 40 (41) (Thứ Tư 2/6/2004)

LỜI NGUYỆN CẦU CỦA BỆNH NHÂN CŨNG NHƯ CỦA NGƯỜI CON LẺ LOI CÔ ĐỘC

(Thánh Vịnh 40 [41] – Kinh Tối Thứ Sáu, Tuần Thứ Nhất)

1. Một trong những lý do tại sao chúng ta hiểu được và yêu mến bài Thánh Vịnh 40 (41) chúng ta vừa nghe đó là sự kiện chính Chúa Giêsu đã trích dẫn bài Thánh Vịnh này: “Thày không nói tất cả chúng con. Thày biết những ai Thày đã chọn. Thế nhưng, để kinh thánh được nên trọn, ‘kẻ đồng bàn với ta giơ gót đạp ta’” (Jn 13:18).
Đó là đêm cuối cùng đời sống trần gian của mình, đêm ở trong Nhà Tiệc Ly Chúa Giêsu sắp trao miếng bánh mỏng manh cho Giuđa là kẻ phản nộp Người. Người đã nghĩ đến câu ấy của bài Thánh Vịnh, là câu thực ra là lời thỉnh cầu của một bệnh nhân bị bạn bè của mình bỏ rơi. Nơi lòi cầu nguyện cổ kính này, Chúa Giêsu đã thấy được những cảm xúc và ngôn từ để bày tỏ nỗi sầu thương sâu xa của Người.
Giờ đây chúng ta sẽ cố gắng theo dõi và tìm hiểu tất cả vấn đề của bài Thánh Vịnh này, một vấn đề thoát ra từ miệng lưỡi của một con người chắc chắn chịu đựng bệnh hoạn của mình, nhất là chịu khổ cực bởi “các kẻ thù” (câu 6-9) dã tâm đay nghiến, thậm chí bị phản bội bởi một “người bạn” (câu 10).
2. Bài Thánh Vịnh 40 (41) bắt đầu bằng một thứ phúc đức. Kẻ nhận được phúc đức này là một người bạn đích thực, “người quan tâm đến kẻ nghèo”: Ai sẽ được Chúa tưởng thưởng vào ngày đau khổ của mình, khi họ nằm “trên giường bệnh” (câu 2-4).
Tuy nhiên, trọng tâm của lời thỉnh nguyện này lại ở đoạn sau, đoạn người bệnh lên tiếng nói (câu 5-10). Người ấy bắt đầu nói bằng việc xin Chúa thứ tha, như quan niệm Cựu Ước truyền thống cho rằng hết mọi đớn đau là do bởi lỗi lầm liên hệ: “Lạy Chúa, xin xót thương tôi; xin hãy chữa lành tôi vì tôi đã phạm tội mất lòng Ngài” (câu 5; x Ps 37[38]}. Đôi với người Do Thái xưa thì bệnh hoạn là một tiếng gọi lương tâm hãy thực hiện việc ăn năn hoán cải.
Mặc dù nó là một quan niệm bị Chúa Kitô là Đấng Mạc Khải tối hậu phủ lấp đi (x Jn 9:1-3), đau khổ tự nó còn chất chứa một giá trị sâu xa và là một cách thức thanh tẩy, một cuộc giải phóng nội tâm, một cuộc thăng hóa tâm hồn. Nó mời gọi con người thắng vượt cái nông nổi, hão huyền, cái tôi, tội lỗi mà tha thiết phó mình hơn nữa cho Thiên Chúa cũng như cho ý muốn cứu độ của Ngài.
3. Thế rồi thành phần gian ác nhập cuộc, những kẻ đến viếng thăm bệnh nhân chẳng những không an ủi lại còn tấn công người bệnh (câu 6-9). Những lời lẽ của họ đay nghiến tâm can của con người nguyện cầu, con người trải qua một thứ hiểm độc ác ôn . Chính cảm nghiệm này cũng xẩy ra với nhiều con người nghèo hèn, những con người bị bỏ rơi quên lãng và cảm thấy mình là một gánh nặng cho chính các phần tử trong gia đình của mình. Nếu nhận được lời an ủi naòo thì có lẽ họ liền nhận ra giọng điệu dối trá và giả hình của nó.
Ngoài ra, như chúng ta đã nói, con người nguyện cầu cảm thấy cái lạnh lùng dửng dưng và đay nghiến thậm chí của cả thành phần bạn hữu (câu 10), thành phần trở nên những nhân vật thù ghét. Vị tác giả Thánh Vịnh áp dụng cử chỉ “giơ gót chân” của họ, một hành động đe dọa của một người sắp sửa đạp kẻ bị bại hay là một tác lực của viên kỵ binh lấy gót chân đạp con ngựa của mình để tấn công đối phương.
Thật là đắng cay khi có kẻ đạp “bạn bè” là người được tin tưởng, người theo ngôn ngữ Do Thái nghĩa là “con người của hòa bình”. Chúng ta nghĩ tới bạn bè của ông Gióp là những người thân hữu một đời đã trở thành một cuộc hiện diện lạnh lùng và thù hận (x Job 19:1-6). Nơi con người cầu nguyện của chúng ta đây thì tiếng nói của đám đông dân chúng bị lãng quên và nhục nhã nơi tình trạng yếu đau và yếu đuối của họ, bao gồm cả tiếng nói của những người cần phải giúp đỡ họ.
4. Lời cầu nguyện của bài Thánh Vịnh 40 (41), tuy nhiên, không chấm dứt ở nhận định lu mờ này. Con người cầu nguyện tin tưởng rằng Thiên Chúa sẽ xuất hiện ở chân trời, tỏ tình yêu thương của Ngài ra một lần nữa (câu 11-14). Ngài sẽ ban cho họ ơn trợ giúp và nhận lấy bệnh tình của họ trong cánh tay Ngài, thành phần lại “ở trước nhan” Chúa của mình (câu 13), tức là, theo ngôn ngữ thánh kinh, sẽ sáng lại cảm nghiệm của phụng vụ ở đền thờ.
Bài Thánh Vịnh có đặc tính đớn đau này bởi thế được kết thúc bằng một tia sáng và hy vọng. Theo chiều hướng ấy người ta mới hiểu được tại sao Thánh Ambrôsiô, khi dẫn giải về mối phúc đức mở đầu (câu 2), đã thấy trước nơi phúc đức ấy lời mời gọi hãy suy niệm về cuộc khổ nạn cứu độ của Chúa Kitô là những gì dẫn đến phục sinh. Vị Giáo Phụ của Giáo Hội khuyên đọc bài Thánh Vịnh này như sau: “Phúc cho ai nghĩ về tình trạng khổ cực và nghèo khổ của Chúa Kitô là Đấng vốn giầu sang dã trở thành nghèo nàn vì chúng ta. Người giầu có nơi Vương Quốc của Người, nhưng nghèo nàn nơi xác thịt, vì Người đã mặc lấy xác thịt này của người nghèo… bởi thế Người không chịu khổ nơi tình trạng giầu sang của mình mà là nơi trạng thái bần cùng của chúng ta. Vì vậy mà không phải thần tính viên mãn… mà là xác thịt chịu đựng khổ đau. Thế nên, hãy cố gắng đi sâu vào ý nghĩa nghèo khổ của Chúa Kitô, nếu anh em muốn trở nên giầu có! Hãy cố gắng thấu hiểu được ý nghĩa của nỗi yếu đuối của Người, nếu anh em muốn chiếm đạt ơn cứu độ! Hãy cố gắng thấu triệt ý nghĩa thập tự giá của Người, nếu anh em không muốn hổ ngươi vì thập giá; hãy hiểu thấu ý nghĩa thương tích của Người nếu anh em muốn chữa lành vết thương của anh em; hãy thấu hiểu ý nghĩa cái chết của Người, nếu anh em muốn chiếm hưởng sự sống đời đời; hãy hiểu thấu y ù nghĩa của việc Người được chôn táng, nếu anh em muốn được phục sinh” ("Commento a Dodici Salmi" [Commentary on Twelve Psalms]: Saemo, VIII, Milan-Rome, 1980, pp. 39-41).
Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay việc chúng ta suy niệm nhắm đến bài Thánh Vịnh 40, một lời nguyện cầu của bệnh nhận cũng như của con người lẻ loi cô độc. Thật vậy, đó là bài Thánh Vịnh được Chúa Giêsu trích dẫn trong Bữa Tiệc Ly về việc Người bị bội phản bởi một trong những vi tông đồ của Người.
Mặc dù mang đặc tính buồn sầu hiển nhiên nơi bài Thánh Vịnh này, cũng vẫn thấy được một niềm vui thiêng liêng sâu xa, khi nhận thấy rằng dau khổ có thể là duờng lối để thanh tẩy, đến cuộc giải phóng nội tâm cũng như đến việc thăng hóa tâm hồn.
Đó là lý do tại sao vị đại Thánh Ambrôsiô đã giải thích bài Thánh Vịnh này như là một tia sáng và hy vọng báo trước cho chúng ta, khi kêu gọi chúng ta hãy suy niệm về cuộc khổ nạn của Chúa, Đấng cứu độ chúng ta khỏi tội lỗi và dẫn chúng ta đến chỗ cùng Người phục sinh.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư, 2/6/2004).

Kỷ Niệm 25 năm Chuyến Tông Du Lịch Sử

Hôm nay, khi kết thúc bài giáo lý về Thánh Vịnh trên đây tại Quảng Trường Thánh Phêrô, ĐTC đã nói bằng tiếng Balan về ngày kỷ niệm chuyến tông du đầu tiên về quê hương của Ngài 25 năm về trước, cuộc tông du đã làm biến đổi lịch sử Đông Âu.
“Hôm nay là ngày kỷ niệm 25 năm lần đầu tiên với tư cách là Giáo Hoàng Tôi đã hôn đất Balan. Tâm tư của Tôi luôn luôn nghĩ lại những ngày này và Tôi tạ ơn Chúa về ngọn gió Thánh Linh đã thổi qua mảnh đất ấy tạo nên một cuộ cthay đổi sâu xa. Tôi cầu xin Chúa chúc lành cho quê hương xứ sở của chúng ta cunõng như cho toàn thể nhân dân Balan”.
Trong cuộc tông du 2-10/6/1979 của mình, Ngài đã đọc 36 bài diễn từ. Tối thiểu từ 10 trong số 35 triệu người dân đã được đích thân thấy Ngài, ở 9 thành phố, làng mạc và đền thánh Ngài đã đến thăm.
Bắt đầu năm 1979, ông Edward Gierek, bí thư đầu tiên của Đảng Lao Động Thống Nhất Của Balan, đã nói chuyện điện thoại với lãnh tụ Nga Sô bấy giờ là Leonid Brezhnev, nhân vật đã khuyên can ông hãy cản trở việc viếng thăm của vị giáo hoàng này.
Trong tác phẩm “Giáo Hoàng Gioan Phaolô II” của Tad Szulc, Gierek tiết lộ là, khi thấy vị bí thư này bất đồng ý kiến với mình, vị lãnh đạo khối liên bang Nga Cộng liền nói: “Vậy thì đồng chí cứ làm theo ý muốn của mình, miễn là đàng chí và Đảng của đồng chí sau này đừng có hối hận”.

Bài 110 – TV 45 (46) (Thứ Tư 16/6/2004)

NIỀM CẬY TRÔNG VÀO THIÊN CHÚA LÀ NƠI NƯƠNG NÁU VÀ LÀ SỨC MẠNH

(Thánh Vịnh 45 [46] - Kinh Tối Thứ Sáu, Tuần Thứ Nhất)

1. Chúng ta vừa nghe bài thứ nhất trong 6 bài thánh thi ca về Sion trong Sách Thánh Vịnh (x Ps 47,75,83,86,121). Bài Thánh Vịnh 45(46), cũng như các bài tương tự khác, ca mừng Thành Thánh Giêrusalem, “một thành đô của Thiên Chúa, một thánh cư của Đấng Tối Cao” (câu 5), thế nhưng bài Thánh Vịnh này trước hết bày tỏ một tấm lòng tin tưởng bất khả lay chuyển nơi Thiên Chúa, Đấng “là nơi trú ẩn và là sức mạnh của chúng ta, là sự hỗ trợ thường hằng trong cơn khốn khó” (câu 2, 8 và 12). Bài Thánh Vịnh này làm phát sinh những rung động hết sức trong việc tin tưởng vào sức mạnh can thiệp vinh thắng của Thiên Chúa, Đấng làm cho tất cả mọi sự được an toàn. Với sự hiện diện của Thiên Chúa, Giêrusalem “sẽ không bị lay chuyển; Thiên Chúa sẽ cứu giúp thành này lúc bình minh” (câu 6).
Chúng ta nhớ lại những lời của tiên tri Zephaniah nói với thành Giêrusalem rằng: “Hãy hân hoan hô lên, Hỡi nữ tử Sion! / hãy hoan hỉ hát lên, Hỡi Dân Yến Duyên! Hãy hết lòng mừng vui và hớn hở, Hỡi nữ tử Giêrusalem!... Chúa là Thiên Chúa của ngươi đang ở giữa ngươi, là đấng cứu tinh toàn năng; / Ngài sẽ mừng rỡ hỉ hoan vì ngươi, và canh tân ngươi trong tình yêu của Ngài, / vì ngươi, Ngài sẽ mừng hát như một người hát ca vào các cuộc hội lễ” (3:14,17-18).
2. Bài Thánh Vịnh 45(46) được chia ra làm 2 phần chính, bằng một đoạn đối ca vang lên ở câu 8 và 12: “Chúa các đạo binh ở cùng chúng ta; thành lũy của chúng ta là Vị Thiên Chúa của Giacóp”. Danh xưng “Chúa các đạo binh” là danh xưng thông dụng trong việc tôn thờ của dân Do Thái ở đền thờ Sion, và cho dù có tính cách võ nghệ, một tính cách liên hệ với hòm bia giao ước, danh xưng này cũng qui chiếu về vai trò chủ quyền của Thiên Chúa nơi toàn thể vũ trụ cũng như trong lịch sử.
Bởi thế, danh xưng này là nguồn mạch của lòng tin tưởng cậy trông, vì tất cả thế giới cùng với hết mọi hoạt động của nó đều thuộc về quyền điều khiển tối cao của Chúa. Do đó, Vị Chúa này là vị “ở với chúng ta”, như câu đối ca lập lại, với ngầm ý chỉ về Emmanuel, “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (x Is 7:14; Mt 1:23).
3. Phần thứ nhất của bài thánh thi ca này (câu 2-7) được tập trung vào biểu hiệu nước và có một ý nghĩa lưỡng trắc. Thật vậy, một đàng là những giòng nước giông tố thét gầm mà theo ngôn ngữ thánh kinh tiêu biểu cho việc tàn phá, biến động và sự dữ. Chúng làm cho các cơ cấu của con người cũng như của vũ trụ rung chuyển, những cơ cấu được tiêu biểu nơi những núi non, trước cảnh tuôn tràn của một thứ ngập lụt tàn phá (câu 3-4). Tuy nhiên, một đàng chúng ta lại thấy những giòng nước tươi mát của Sion, một thành đô được tọa lạc trên những núi non khô cằn, song lại có “một con sông tuôn chảy” làm cho thành đô này hoan lạc. Vị tác giả Thánh Vịnh, mặc dù nói xa xa tới những suối nước ở Giêrusalem như là những suối nước ở Shiloah (x Is 8:6-7), cũng thấy nơi chúng như là một dấu hiệu sự sống làm phong phú Thành Thánh, một dấu hiệu dồi dào sinh lực thiêng liêng của thành này, một dấu hiệu năng lực truyền sinh của thành.
Vì lý do này, bất chấp những chấn động của lịch sử khiến dân chúng kinh hoàng và các vương quốc bị lung lay (câu 7), con người tín nghĩa tìm thấy nơi Sion niềm hòa bình và yên hàn phát xuất từ mối hiệp thông với Thiên Chúa.
4. Phần thứ hai của bài Thánh Vịnh (câu 9-11) từ đó đã vẽ lên một thế giới được biến hình. Chính Chúa từ ngai tòa của mình ở Sion mãnh liệt ra tay can thiệp chống lại các thứ chiến tranh và thiết lập hòa bình là những gì mọi người hằng mong chờ. Câu 10 nơi bài thánh thi ca của chúng ta đây, “ai ngăn chặn chiến tranh xẩy ra cho tới tận cùng trái đất, ai là người bẻ gẫy cung tên, đập nát đao thương, và đốt lửa thiêu cháy khiên thuẫn” là câu nhắc chúng ta tự nhiên nhớ đến tiên tri Isaia.
Vị tiên tri này cũng hát mừng việc chấm dứt vấn đề thi đua võ trang và vấn đề biến các khí cụ chết chóc của chiến tranh thành phương tiện phát triển các dân tộc: “Họ sẽ rèn gươm kiếm thành lưỡi cày và đao thương thành liềm hái; / Nước này sẽ không vung gươm lên chống lại với nước kia, họ cũng sẽ không huấn luyện để đánh nhau nữa” (Is 2:4).
5. Với bài Thánh Vịnh này, truyền thống Kitô Giáo đã chúc tụng Chúa Kitô là “hòa bình của chúng ta” (x Eph 2:14) và là vị giải phóng chúng ta khỏi sự dữ bằng cái chết và phục sinh của Người. Tư tưởng này được phát xuất từ lời dẫn giải theo Kitô Học của Thánh Ambrôsiô về câu thứ 6 của bài Thánh Vịnh 45(46), một câu nói lên việc “hỗ trợ” Chúa giành cho thành ấy “ngay từ đầu”. Vị Giáo Phụ nổi tiếng này của Giáo Hội thấy nơi bài Thánh Vịnh này một ám chỉ báo trước Cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô.
Thật vậy, thánh nhân cắt nghĩa, “việc phục sinh ban sáng mang lại cho chúng ta ơn trợ giúp bởi trời. Bị đẩy vào đêm đen, việc phục sinh này đã đưa chúng ta vào ban ngày, như Thánh Kinh viết: ‘Hãy bừng tỉnh và vùng lên, và hãy phát hiện từ trong kẻ chết! Và ánh sáng của Chúa Kitô sẽ soi chiếu cho anh em’. Hãy nhận định ý nghĩa mầu nhiệm của nó. Cuộc tử nạn của Chúa Kitô xẩy ra vào buổi chiều tối… Việc Người Phục Sinh vào lúc bình minh… Vào buổi tối của thế giới này, Người đã bị ám sát, khi ánh sáng bị tắt lịm, lúc thế giới này đang ở trong tăm tối và bị chìm ngập vào trong cái kinh hoàng của bóng tối tăm hơn nữa, thì Chúa Kitô là ánh sáng vinh hằng đã chẳng từ trời xuống, trả lại cho nhân loại một thời ngây thơ vô tội. Bởi thế Chúa Giêsu đã chịu khổ đau, và bằng Máu của mình Người đã xá giải tội lỗi của chúng ta, ánh sáng của một lương tâm tinh ròng hơn đã chiếu soi và ngày sống đã được ân sủng thiêng liêng rọi chiếu” ("Commento a Dodici Salmi" [Commentary on Twelve Psalms], Saemo, VIII, Milan-Rome, 1980, p. 213).
Anh Chị Em thân mến,
Bài Thánh Vịnh 45 chúc mừng Thành Giêrusalem, “nơi thánh cư Đấng Tối Cao ngự trị” và cho thấy niềm tin tưởng không hề lay chuyển vào Thiên Chúa là Đấng “đối với chúng ta là nơi nương náu và là sức mạnh, một thứ hỗ trợ ngay bên vào những lúc khốn khó”. Vị tác giả Thánh Vịnh hát lên rằng: “Các giòng nước của con sông mang lại hoan lạc cho thành đô của Thiên Chúa”. Những giòng nước ấy tiêu biểu cho nền an ninh và hòa bình con người tìm thấy nơi việc Hiệp Thông với Thiên Chúa, một mối hiệp thông lan tràn từ Giêrusalem và thiết lập vương quyền hòa bình hoàn vũ.
Truyền Thống Kitô Giáo áp dụng bài Thánh Vịnh này vào trường hợp Chúa Kitô, Đấng là hòa bình của chúng ta. Thật vậy, Thánh Ambrôsiô thấy nơi những gì được bày tỏ “vào rạng đông của ngày sống” là lời tiên tri về cuộc Phục Sinh của Chúa Kitô nên thánh nhân đã khuyên dụ chúng ta như sau:
“Hãy bừng tỉnh, hãy chỗi dậy từ kẻ chết! Vá ánh sáng của Chúa Kitô sẽ chiếu soi trước mắt anh em”.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư, 16/6/2004).

 ĐTC Hướng Về Lễ Thánh Tâm Chúa 18/6/2004

Trong buổi triều kiến chung ở Công Trường Thánh Phêrô Thứ Tư 16/6/2004, sau khi hướng dẫn xong bài Giáo Lý về việc cầu nguyện bằng Thánh Vịnh, bài 110, về Thánh Vịnh 45 (46), ĐTC đã hướng con cái mình về Lễ Thánh tâm Chúa sẽ được Giáo Hội cử hành vào Ngày Thứ Sáu sau đó như sau:
“Lễ này nhắc nhở chúng ta về mầu nhiệm tình yêu Thiên Chúa đối với con người ở mọi thời đại.
“Hỡi giới trẻ, Tôi mời gọi các bạn hãy sửa soạn, qua học đường của Trái Tim Chúa Kitô, tin tưởng chấp nhận thực hiện những cuộc dấn thân đang đợi chờ các bạn trong giòng đời.
“Hỡi bệnh nhân, Tôi cám ơn anh chị em về việc anh chị em đặc biệt giúp cho dân Kitô giáo, bằng cách chấp nhận làm trọn ý muốn của Chúa Giêsu tử giá trong sự hiệp nhất với hy tế cứu độ hiệu năng của Người.
“Chúng ta cũng hãy cầu nguyện xin Chúa cho có những vị linh mục thánh thiện, những vị linh mục được nên giống ‘như Thánh Tâm Chúa Kitô’”.
Mới đây ĐTC GPII đã ấn định là Giáo Hội sẽ cử hành Ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Việc Thánh Hóa Linh Mục vào Ngày Lễ Thánh Tâm Chúa.

Bài 111 – Ca vịnh Kh 15 (Thứ Tư 23/6/2004)

CHÚC TỤNG THIÊN CHÚA TOÀN NĂNG VỀ NHỮNG VIỆC LÀ LÙNG VÀ ĐƯỜNG LỐI CÔNG CHÍNH CỦA NGÀI

(Ca Vịnh Khải Huyền 15:3-4 – Kinh Tối Thứ Sáu, Tuần Thứ Nhất)

1. Cùng với các bài Thánh Vịnh, phụng vụ giờ kinh chiều cũng có cả một loạt các bài ca vịnh được trích từ Tân Ước. Một số bài, như bài chúng ta vừa nghe, là đoạn Sách Khải Huyền, một cuốn sách kết thúc cho cả bộ Thánh Kinh, và thường được điểm bằng những bài ca và ca đoàn, bằng những đơn ca và thánh ca của hội đồng thành phần được tuyển lựa, bởi những tiếng kèn, tiếng thụ cầm và tiếng đa huyền cầm.
Bài ca vịnh của chúng ta đây rất ngắn, được lấy từ Đoạn 15 của cuốn sách này. Một cảnh trí uy nghi s8áp sửa xẩy ra: 7 vị thiên thần, những vị đã mang lại nhiều tai họa thần linh, giờ đây có thêm 7 tô cũng đầy hoạn nạn nữa, theo tiếng Hy Lạp là “pleghe”, một từ ngữ tự bản chất có ý nghĩa là một cú đấm mãnh liệt gây ra thương tích, đôi khi làm chết đi nữa. Ở đây rõ ràng là ám chỉ về những tai họa xẩy ra ở Ai Cập (x Ex 7:14-11:10).
“Tai họa cực hình” ở Sách Khải Huyền là biểu hiệu cho một thứ phán quyết về sự dữ, đàn áp và bạo lực của thế giới. Vì lý do đó nó cũng là dấu hiệu hy vọng cho thành phần công chính. Bảy tai họa, như đã rõ, theo Thánh Kinh, số bảy là biểu hiệu cho những gì vuông tròn, được diễn tả như là những hoạn nạn “cuối cùng” (x Rev 15:1) , đã hoàn trọn việc can thiệp thần linh trong vấn đề chấm dứt sự dữ.
2. Bài thánh thi ca này được cất lên bởi thành phần được cứu độ, thành phần công chính trên trái đất, thành phần “đứng” theo cung cách của Con Chiên phục sinh (x câu 2). Như những người Do Thái trong cuộc Xuất Hành, sau khi vượt biển, đã hát lên bài ca Moisen (x Ex 15:1-18) thế nào, thì thành phần được tuyển chọn cũng dâng lên Chúa “bài ca Moisen, người tôi tớ Thiên Chúa, và bài ca Chiên Con” (Rev 15:3), sau khi đã chiến thắng được Con Mãnh Thú, kẻ thù của Thiên Chúa (x câu 2).
Bài thánh thi ca này phản ảnh phụng vụ của các nhà thờ Thánh Gioan và tổng hợp một tuyển tập các câu Cựu Ước, nhất là các Bài Thánh V ịnh. Ngay từ ban đầu, cộng đồng Kitô Giáo đã coi Thánh Kinh chẳng những là linh hồn của đức tin cũng như của đời sống cộng đồng, mà còn là lời nguyện cầu và phụng vụ của họ, đúng như những gì xẩy ra trong các giờ kinh ban chiều chúng ta đang bắt đầu đây.
Vấn đề cũng quan trọng là bài hát được phụ họa bởi các thứ nhạc cụ: Kẻ công chính cầm trong tay chiếc đa huyền cầm (ibid.), chứng cớ về một thứ phụng vụ được rộn ràng bởi thánh nhạc.
3. Bằng những bài thánh thi ca của mình, ngoài việc vui mừng về sự kiên trì và hy sinh của mình, thành phần được cứu độ tuyên tụng “những kỳ công cao cả” của “Chúa là Thiên Chúa Toàn Năng”, tức là những công việc cứu độ của Ngài khi quản trị thế giới và lịch sử. Thật vậy, lời nguyện cầu thực sự không phải chỉ là một lời cầu xin mà còn là một lời chúc tụng, tạ ơn, ca ngợi, cử hành và tuyên xưng đức tin vào Chúa là Đấng cứu độ.
Trong bài ca vịnh này vấn đề quan trọng nữa là chiếu kích phổ quát, được thể hiện bằng những từ ngữ của bài Thánh Vịnh 85(86): “Tất cả mọi dân nước được Chúa tạo dựng sẽ đến cúi đầu trước Ngài là Chúa” (câu 9). Thế nên ánh mắt của chúng ta vươn đến toàn thể chân trời và người ta thấy có những con sông dân chúng qui tụ về Chúa trong việc nhìn nhận “những phán quyết công minh” của Ngài (Rev 15:4), tức là những gì Ngài can thiệp vào lịch sử để đánh bại sự dữ và ca ngợi sự thiện. Việc tìm kiếm công lý nơi tất cả mọi nền văn hóa, nhu cầu cần đến chân lý và yêu thương được chất chứa nơi tất cả mọi linh đạo, qui hướng về Chúa là Đấng duy nhất làm thỏa nguyện con người khi họ tìm gặp Ngài.
Thật là tuyệt vời khi nghĩ đến bầu không khí phổ quát tôn giáo tính và hy vọng này, một bầu không khí có tính cách tôn giáo phổ quát tính này đã được những lời của các tiên tri nói đến và dẫn giải: “Vì từ lúc mặt trời mọc lên, thậm chí cho đến khi nó lặn xuống, danh Ta là danh cao cả giữa các dân nước; đâu đâu cũngỉ hiến dâng cho danh Ta một của lễ tinh tuyền; Vì danh ta cao cả giữa các dân nước, Chúa các đạo binh phán” (Mal 1:11).
4. Chúng ta đức kết bằng việc hợp tiếng với tiếng vũ hoàn. Chúng ta làm thế theo những lời lẽ trong bài ca của Thánh Grêgoriô Nazianzen, một vị đại Giáo Phụ của Giáo Hội ở thế kỷ thứ 4. “Vinh danh Chúa Cha và vinh danh Chúa Con là Vua vũ trụ, vinh danh Thánh Linh rất đáng ngợi khen. Một Thiên Chúa Duy Nhất là Chúa Ba Ngôi: Ngài đã tạo dựng và đã làm cho mọi sự được tràn đầy, trời cao đầy những tinh thể, trái đất đầy những địa thể. Biển cả, sông ngòi và suối nguồn Ngài đã cho tràn đầy những thủy thể, sống động bởi tất cả Thần Linh của Ngài, nhờ đó toàn thể thế giới thiên nhiên tạo vật chúc tụng Đấng Hóa Công khôn ngoan: sự sống và việc sinh tồn đều được bắt nguồn từ một mình Ngài. Chớ gì loài tạo vật hữu tri trước hết biết hát khen chúc tụng Ngài như là một Đức Vua uy quyền và là một Người Cha thiện hảo. Với linh hồn, miệng lưỡi và tâm tưởng của tôi, xin làm cho tôi biết tôn vinh Chúa trong tinh thần một cách vẹn tuyền, Ôi Chúa Cha” (Poems, 1, Collection of Patristic Texts 115, Rome, 1994, pp. 66-67).
Anh Chị Em thân mến,
Bài giáo lý hôm nay tập trung vào Đoạn 15 của Sách Khải Huyền, nhất là vào bài ca vịnh của nó ở câu 3 và 4. Nó là một bài thánh thi ca tôn thờ và chúc tụng Chúa là Thiên Chúa Toàn Năng, Đấng thực hiện những việc “quyền năng và lạ lùng”, Đấng có những đường lối “chân chính và chân thực”.
Bài thánh thi ca này được xướng hát bởi thành phần được cứu độ, thành phần công chính trên trái đất đứng trước Con Chiên phục sinh của Thiên Chúa. Rất giống như việc người Do Thái hát lên bài ca Moisen sau khi vượt qua biển cả thế nào thì thành phẩn được tuyển chọn cũng dâng lên Thiên Chúa “bài thánh thi ca Moisen và Chiên Con” như thế, sau khi chiến thắng Con Mãnh Thú là kẻ thù của Thiên Chúa.
Bài ca vịnh này có chiều kích đại đồng nữa: “tất cả mọi dân nước sẽ đến và thờ lạy” trước nhan Chúa. Chúng ta hãy kết luận bài suy niệm của chúng ta bằng việc hợp tiếng của chúng ta trong bài ca hoàn vũ, khi sử dụng những lời lẽ của vị đại Giáo Phụ của Thiên Chúa, vị đó là Thánh Gregory of Nazianzen, ““Vinh danh Chúa Cha và vinh danh Chúa Con là Vua vũ trụ, vinh danh Thánh Linh rất đáng ngợi khen. Một Thiên Chúa Duy Nhất là Chúa Ba Ngôi: Ngài đã tạo dựng và đã làm cho mọi sự được tràn đầy”.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư, 23/6/2004).

Bài 112 – TV 118 (119) (Thứ Tư 21/7/2004)

Ý MUỐN CỦA THIÊNC HÚA LÀ ĐÈN SOI TÍN HỮU

(Thánh Vịnh 118 [119] – Kinh Tối Thứ Bảy, Tuần Thứ Nhất)

1. Sau thời gian tạm ngưng vì việc Tôi nghỉ hè ở Valle d’Aosta, giờ đây trong cuộc triều kiến chung này, chúng ta lại tiếp tục những buổi giáo lý của chúng ta về các Bài Thánh Vịnh của phụng vụ giờ kinh ban chiều. Hôm nay chúng ta suy niệm những câu 105-112 của bài Thánh Vịnh 118 (119), một bài đại thánh thi ca về lề luật của Thiên Chúa, nói lên ý muốn của Ngài. Con số của những phân đoạn nơi bài Thánh Vịnh này tương đương với các mẫu tự Do Thái và có ý nghĩa là trọn vẹn; mỗi một đoạn gồm có 8 câu và những chữ mở đầu theo thứ tự tương đương với chữ mẫu tự Do Thái.
Trong trường hợp này, chữ mẫu tự Do Thái “nun” mở màn cho những chữ đầu tiên của các câu chúng ta vừa nghe. Đoạn này được sáng tỏ bởi hình ảnh của câu thứ nhất: “Lời Chúa là đèn soi dẫn bước chân tôi đi, là ánh sáng soi đường dẫn lối cho tôi” (câu 105). Con người đi ngang qua con đường của sự sống thường tăm tối, thế nhưng toàn thể tình trạng tối tăm đột nhiên bị tan biến bởi ánh quang Lời Chúa.
Bài Thánh Vịnh 18 cũng so sánh Lề Luật của Chúa với mặt trời, với những lời lẽ “các chỉ thị của Chúa chân thật, làm hoan lạc tâm can,… sáng soi con mắt” (18[19]:9). Sau đó, Sách Cách Ngôn cũng xác nhận là “lời huấn dụ là đèn soi, và lời giáo huấn là ánh sáng” (6:23). Chính Chúa Giêsu sẽ tỏ mình ra như là mạc khải tối hậu bằng cùng một hình ảnh hoàn toàn giống như thế: “Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo Tôi sẽ không đi trong tăm tối nhưng sẽ được ánh sáng sự sống” (Jn 8:12).
2. Thế rồi vị tác giả Thánh Vịnh tiếp tục lời cầu nguyện của mình, bằng cách gợi lại những đau khổ và các sự gian nguy trong cuộc sống mà vị này đã phải đương đầu và ông cần được sáng soi và nâng đỡ: “Lạy Chúa, tôi rất đỗi đớn đau; xin hãy ban cho tôi đời sống hỉp với lời của Ngài… Cuộc sống của tôi luôn gặp gian nguy, nhưng tôi không quên giáo huấn của Ngài” (câu 107, 109).
Cả đoạn này đươcỉc đánh dấu bằng một vệt đen: “Thành phần gian ác đã bgiăng bẫy hại tôi” (câu 110), con người cầu nguyện một lần nữa lại tuyên xưng, khi sử dụng hình ảnh săn bắn quá quen thuộc trong Sacùch Thánh Vịnh. Người tín nghĩa biết rằng mình đang hành trình bước đi trên những đạo lộ thế giới giữa các hiểm nguy, lo âu và bị bách hại; họ biết rằng những sự thử thách luôn rình rập phục kích. Về phần mình, Kitô hữu biết rằng họ cần phải vác thập giá hằng ngày tiến lên Đồi Canvê (x Lk 9:23).
3. Tuy nhiên, con người công chính bảo toàn lòng trung tín của mình: “Tôi long trọng thề hứa tuân giữ những phán lệnh chính trực của Ngài… Tôi không quên giáo huấn của Ngài…. Tôi không lạc xa những chỉ thị của Ngài” (các câu 106,109,110). Tâm hồn bằng an là sức mạnh của người tín hữu; việc kiên trì tuân giữ các giới luật thần linh là nguồn mạch yên hàn của họ.
Bởi thế mà câu cuối cùng là những gì nhất trí: “Các lệnh truyền của Ngài là gia sản đời đời của tôi; chúng là niềm vui cho tâm con tôi” (câu 111). Đó là thực tại cao quí nhất, là “gia sản”, là “phần thưởng” (câu 112), những gì đã được vị tác giả Thánh Vịnh thiết tha canh giữ cẩn trọng, đó là các giáo huấn và giới luật của Chúa. Ông ta muốn hoàn toàn trung thành với ý muốn của Chúa. Đi theo con đường này, ông tìm thấy bằng an cho tâm hồn và vượt qua được cơn rối loạn thử thách tối tăm, đạt tới niềm vui chân thực.
4. Ý nghĩa ấy được những lời của Thánh Âu Quốc Tinh làm sáng tỏ, vị mở đầu lời dẫn giải cho bài Thánh Vịnh 118 (119) đã khai triển đề tài vui mừng là những gì phát xuất từ việc tuân giữ Lề Luật của Chúa. “Ngay từ đầu, bài Thánh Vịnh rất dài dòng này kêu gọi chúng ta đến niềm hạnh phúc là những gì cho thấy làm nên niềm hy vọng của hết mọi người. Có ai lại không muốn hạnh phúc hay chăng? Nếu vậy thì có cần phải mời gọi để đạt đến một thứ cùng đích mà tinh thần của con người tự nhiên hướng đến hay chăng…. Không phải hay sao, có thể là vì cho dù tất cả mọi người đều mong được hạnh phúc, nhưng đa số không biết làm cách nào để chiếm hưởng nó? Phải, đó chính là giáo huấn của Đấng bắt đầu nói rằng Phúc thay cho nhưnõng ai đời sống không tì ố, những ai bước đi theo Lề Luật của Chúa.
“Đó là như thể nói rằng: Tôi biết những gì các người muốn; tôi biết rằng các người đang tìm kiếm hạnh phúc: vậy nếu các người muốn được hạnh phúc thì các người phải tránh khỏi hết mọi tì ố. Hết mọi người cần phải tìm kiếm cái đệ nhất, thế nhưng một ít lại quan tâm đến cái thứ yếu: tuy nhiên, không có cái đệ nhất ấy, người ta không thể đạt được niềm ước vọng chung này. Bởi thế, chúng ta cần phải trở thành vô nhiễm ở nơi đâu, nếu không phải ở trong đời sống? Thật vậy, đó chính là Lề Luật Chúa. Bởi thế, phúc thay những ai không vương tì ố trong đời, những ai bước đi theo lề Luật Chúa! Đó không phải là mot lời huấn dụ nông nổi, mà là những gì cần thiết cho tâm linh của chúng ta” ("Esposizioni sui Salmi" [Commentaries on the Psalms], III, Rome, 1976, p. 1113).
Chúng ta hãy kết thúc bằng những lơiụi của vị đại giám mục ở Hippo này, vị khẳng định tính cách viũnh viễn phi thời gian của niềm hạnh phúc được hứa hẹn cho những ai nỗ lực trung thành tuân theo ý muốn của Thiên Chúa.
Anh chị em thân mến,
Tôi vừa trở về từ chuyến đi nghỉ ở Valle d’Aosta, giờ đây chúng ta lại bắt đầu tiếp tục các buổi giáo lý của chúng ta về các bài Thánh Vịnh trong phụng vụ giờ kinh ban chiều. Hôm nay chúng ta suy niệm những câu 105-112 của bài Thánh Vịnh 118 (119) là bài thánh vịnh nói về lời hứa hẹn của tác giả thánh vịnh trong việc tuân giữ các giới luật của Chúa.
Phần này của bài thánh vịnh được nổi bật bởi hình ảnh ở ngay hàng đầu tiên: “Lời Chúa là ánh sáng soi bước chân tôi đi và là ánh sáng soi đường lối của tôi” (câu 105). Trên con đường cuộc sống, chúng ta thường gặp phải những lúc tối tăm, thế nhưng ánh sáng lời Chúa dánh tan bóng tối tăm ấy, những thứ tối tăm hoàn toàn xẩy ra ngoài ý muốn. Hình ảnh trọn vẹn của ánh sáng Thiên Chúa là chính Chúa Kitô, Đấng đã tuyên bố: “Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo Tôi sẽ không bước đi trong tăm tối, sonh được ánh sáng sự sống” (Jn 8:12).
Hết mọi Kitô hữu đều phải trải qua thế giới này giữa những nguy biến, lo âu và bách hại. Chúng ta biết rằng, về phần mình, chúng ta được kêu gọi vác thập giá của mình hằng ngày. Tuy nhiên, nếu chúng ta trung thành với những mệnh lệnh của Chúa, chúng ta sẽ tìm thấy nguồn bằng an của mình. Theo lời của bài Thánh Vịnh thì mệnh lệnh thần linh là “gia sản” của chúng ta, chúng là “niềm vui” cho tâm hồn chúng ta.
Đại Thánh Âu Quốc Tinh đã thấy bài Thánh Vịnh 118 này như là một lời mời gọi sâu xa đến với niềm hạnh phúc. Chúng ta hãy thông phần vào việc suy niệm của ngài, nhìn nhận rằng niềm vui bất tận được hứa hẹn cho những ai trung thành nỗ lực thực hiện ý muốn của Thiên Chúa.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư, 21/7/2004).

Bài 113 – TV 15 916) (Thứ Tư 28/7/2004)

 CHÚA GIÊSU KITÔ THỰC SỰ LÀ “GIA SẢN QUÝ HOÁ” DUY NHẤT CỦA CHÚNG TA

(Thánh Vịnh 15 [16] – cho Kinh Tối Thứ Bảy, Tuần Thứ Nhất)

1. Chúng ta đã có cơ hội để suy niệm về một bài Thánh Vịnh có tính cách linh thiêng mạnh mẽ, sau khi nghe bài Thánh Vịnh này và dùng bài ấy để cầu nguyện. Mặc dù có những vấn đề khó khăn của bài Thánh Vịnh này, những khó khăn có thể thấy được nơi nguyên ngữ Do Thái, nhất là ở những câu đầu, bài Thánh Vịnh 15 (16) vẫn là một bài ca vịnh huyền nhiệm sáng ngời, như được tỏ hiện ở lời tuyên xưng đức tin mở đầu: “Tôi thưa cùng Chúa, Ngài là Chúa của tôi, Ngài là sụ thiện duy nhất của tôi” (câu 2). Bởi vì Thiên Chúa được nhìn nhận như là một sự thiện duy nhất mà con người nguyện cầu mới quyết định trở nên thành phần cộng đồng của tất cả những ai trung nghĩa với Chúa, đó là “các vị thánh nhân của mảnh đất này […]” ([xem] câu 3). Tóm lại, vị tác giả Thánh Vịnh loại trừ một cách phân loại khuynh hướng theo ngẫu tượng với những nghi thức đầy máu me cùng với những lời kêu cầu phạm thượng (xem câu 4).
Đó là một sự quyết định rõ ràng và dứt khoát, một quyết định dường như âm vang cái quyết định của bài Thánh Vịnh 72, một bài ca khác của lòng tin tưởng vào Thiên Chúa, một quyết định đạt được bằng việc lựa chọn đầy khó khăn mãnh liệt về luân lý: “Tôi còn có ai khác ở trên các tầng trời đây? Chỉ có Ngài mới là Đấng làm cho tôi sống hân hoan trên thế gian này. … Đối với tôi, sự thiện của tôi là được ở gần gũi Chúa, là lấy Chúa Thiên Chúa của tôi làm nơi tôi nương náu” (Ps 72:25,28).
2. Bài Thánh Vịnh của chúng ta đây khai triển hai đề tài được diễn tả bằng ba biểu hiệu. Trước hết là biểu hiệu “di sản”, một từ ngữ làm chủ hai câu 5 và 6: Thật vậy, từ ngữ này nói về “phần nghiệp, chén, thừa hưởng”. Những lời này được sử dụng để diễn tả về tặng ân đất hứa cho dân Do Thái. Nhưng chúng ta biết rằng chỉ có một chi họ duy nhất không được hưởng mảnh đất này là chi họ Lêvi, vì chính Chúa là di sản của họ rồi. Vị tác giả Thánh Vịnh nói một cách riêng biệt rằng: “Lạy Chúa, phần nghiệp của tôi… xứng hợp với tôi thực sự là gia sản của tôi” (Ps 15[16]:5,6). Thế nên, vị tác giả này đã tỏ mình ra như là một vị tư tế cho thấy niềm vui được hoàn toàn dấn thân phụng vụ Thiên Chúa.
Thánh Âu Quốc Tinh nhận định rằng: “Vị tác giả Thánh Vịnh không nói: Ôi Thiên Chúa, xin hãy ban di sản cho tôi! Ngài sẽ ban cho tôi những gì làm di sản? Nhưng lại thân thưa rằng: hết mọi sự Ngài ban cho tôi ngoài chính bản thân Ngài ra đều là những gì tầm thường hèn mọn. Chính Ngài mới là di sản của tôi. Chính Ngài mới là Đấng tôi yêu mến… là Đấng nhờ Ngài tôi hy vọng được Ngài, là Đấng tôi được tràn đầy bởi Ngài. Mình Ngài là đủ cho tôi; ngoài Ngài ra không gì có thể làm anh em mãn nguyện” (Sermon 334,3: PL 38, 1469).
3. Đề tài thứ hai là đề tài về một mối hiệp thông trọn vẹn và liên tục với Chúa. Vị tác giả Thánh Vịnh bày tỏ niềm hy vọng vững mạnh được gìn giữ khỏi tử thần để có thể được thân mật ở cùng Thiên Chúa, một cuộc thân tình không thể nào bị hủy diệt (see Psalm 6:6; 87:6). Tuy nhiên, những lời baỳy tỏ của vị tác giả Thánh Vịnh này không có một giới hạn nào cho việc gìn giữ ấy; trái lại, nhũng lời ấy có thể được hiểu theo chiều hướng của một cuộc chiến thắng trên tử thần là những gì bảo đảm cho sự thân mật hằng hữu với Thiên Chúa.
Con người nguyện cầu này sử dụng hai biểu hiệu nữa. Trước hết là biểu hiệu về thân xác, ở chỗ, các nhà dẫn giải Thánh Kinh cho chúng ta biết rằng, theo nguyên ngữ Do Thái (xem câu 7-10) thì có “những sợi giây lòi tói” được nhắc tới, một biểu hiệu cho những gì là khổ nạn cũng như cho những gì là nội tại sâu xa nhất, cho “điều hay lẽ phải”, dấu hiệu của sức mạnh, cho “con tim cõi lòng”, ngai tòa của lương tri, rồi nhắc tới “gan mật”, tiêu biểu của cảm xúc, tới “xác thịt”, những gì nói lên cuộc sống mỏng dòn của con người, và sau cùng tới “hơi thở sự sống”.
Tức là nói lên “toàn diện hữu thể” của một con người được thu hút và tiêu tan đi trong tình trạng hủy hoại của mộ bia tối tăm (xem câu 10), nhưng lại được gìn giữ sống động hoàn toàn hạnh phúc với Thiên Chúa.
4. Biểu hiệu thứ hai của bài Thánh Vịnh 15 (16) này là biểu hiểu “con đường”: “Ngài sẻ chỉ cho tôi đường lối sự sống” (câu 11). Chính con đường này là đường lối dẫn đến “niềm vui dạt dào” trước “sự hiện diện” thần linh, “đến những hoan lạc… muôn đời” trong “bàn tay hữu” của Chúa. Những lời này hoàn toàn hợp với việc giải thích bao gồm quan điểm hy vọng được hiệp thông với Thiên Chúa trong sự sống trường sinh bất tử.
Bởi thế, tới đây mới dễ trực giác thấy được rằng bài Thánh Vịnh này đã được Tân Ước sử dụng để nói về cuộc phục sinh của Chúa Kitô. Trong bài diễn từ vào Ngày Lễ Ngũ Tuần, Thánh Phêrô thật sự đã trích dẫn phần thứ hai của bài thánh thi ca này để áp dụng vào cuộc vượt qua vinh hiển cũng như vào Chúa Kitô như sau: “Thế nhưng, Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại, giải thoát Người khỏi gông cùm sự chết, vì Người không thể nào lại bị nó cầm giữ” (Acts 2:24).
Thánh Phaolô sử dụng bài Thánh Vịnh 15 (16) này để loan báo Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô trong bài nói của thánh nhân tại hội đường Antiôkia ở Pisidia. Chúng ta cũng loan báo Người theo chiều hướng ấy: “’Ngài sẽ không để cho Đấng Thánh của Ngài phải nếm mùi hủy hoại’. Vậy Đavít, sau khi đã phục vụ ý muốn của Thiên Chúa suốt cuộc sống của mình đã được gọi về với tổ phụ của ông và đã nếm mùi hủy hoại. Thế nhưng, Đấng đợc Thiên Chúa phục sinh không nếm mùi hủy hoại” (Acts 13:35-37).
Anh chị em thân mến,
Bài giáo lý hôm nay nói đến bài Thánh Vịnh 15, một bài thánh vịnh được tác giả của nó ngợi khen Chúa như là “di sản yêu quí” của mình. Việc mạnh mẽ loại trừ ngẫu tượng ấy là hành động sâu xa tin tưởng vào Chúa là “nơi nương náu” duy nhất của chúng ta.
Bài Thánh Vịnh 15 khai triển hai đề tài chính, đó là đề tài về di sản và đề tài về hiệp thông. Dường như tác giả bài Thánh Vịnh này thuộc về chi họ Lêvi nên đã không được đất hứa làm gia nghiệp. Ông tuyên xưng rằng đối với ông không có gì quan trọng bằng Thiên Chúa và niềm vui được hoàn toàn hiến thân phụng sự Ngài. Như Thánh Âu Quốc Tinh ghi nhận thì vị tác giả Thánh Vịnh đây không xin Thiên Chúa hưởng phần di sản, vì chính Ngài là di sản của ông ta rồi vậy.
Đề tài thứ hai, đề tài hiệp thông với Chúa, đề tài nói về một niềm hy vọng mạnh mẽ được luôn ở gần Thiên Chúa. Định mệnh tối hậu của con người là sự sống đời đời, và những hình ảnh về một thứ “thân xác” được “yên nghỉ an toàn” và về một “đường lối” dẫn đến “niềm vui trọn vẹn” rõ ràng nói lên rằng định mệnh này được nên trọn nơi cuộc phục sinh của Chúa Kitô.
Chớ gì cả chúng ta nữa cũng khám phá thấy niềm vui của Chúa Cứu Thế phục sinh, khi mỗi ngày chúng ta loan truyền rằng Chúa Giêsu Kitô thực sự là “gia sản quí hóa” duy nhất của chúng ta.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư, 28/7/2004).

Bài 114 – Ca vinh Pl 2 (Thứ Tư 4/8/2004)

 MỘT CHÚA KITÔ TỰ HUỶ ĐỂ CON NGƯỜI ĐƯỢC THẦN HOÁ

 (Ca Vịnh Philip [2:6-11] – Kinh Tối Thứ Bảy, Tuần Thứ Nhất)

 1. Trong cuộc hành trình của chúng ta tiến qua các bài Thánh Vịnh và Ca Vịnh là những gì làm nên Phụng Vụ Giờ Kinh, chúng ta tiến đến với Ca Vịnh Philiphê (2:6-11), bài ca vịnh là đặc tính nơi Giờ Kinh Tối Áp của tất cả 4 Chúa Nhật Phụng Vụ Giờ Kinh.
Chúng ta đang suy niệm về bài ca vịnh này lần thứ hai, dào sâu hơn nữa kho tàng thần học của bài này. Những câu của bài này sáng tỏ trước đức tin Kitô giáo về những ngọn nguồn được tập trung nơi hình ảnh Giêsu là vị được nhìn nhận và loan báo là người anh em của chúng ta theo nhân tính những cũng là Chúa Tể của vũ trụ. Bởi thế, nó là một thứ tuyên xưng thực sự đức tin Kitô Học phản chiếu rõ ràng tư tưởng của Thánh Phaolô mà còn có thể âm vang cả giọng điệu của thứ cộng đồng Do Thái Giáo và Kitô Giáo trước thời Tông Đồ.
2. Bài Ca Vịnh này bắt đầu từ thần tính của Chúa Giêsu Kitô. Thật vậy, “bản tính” và thân phận thần linh, theo tiếng Hy Lạp, morphé, tức là thực tại siêu việt thiết yếu của Thiên Chúa (x. câu 6). Tuy nhiên, Người đã không coi cái căn tính tối thượng và hiển vinh này của Người nhu là một đặc ân hãnh diện cần phải huyênh hoang cũng chẳng phải là một dấu hiệu chứng tỏ quyền năng và một dấu hiệu chứng tỏ tính cách hoàn toàn siêu vượt.
Bài thánh thi ca của chúng ta đây rõ ràng là hướng hạ, tức là hướng đến nhân loại. Chính trên con đường “hư không hóa” bản thân mình này, hay thực sự tước lột bản thân khỏi vinh hiển ấy để mặc lấy cái morphé, nói cách khác, mặc lấy cái thực tại và thân phận của một người tôi tớ, một thân phận mà Ngôi Lời mặc lấy để đi vào chân trời lịch sử loài người. Thật vậy, Người đã mặc lấy “hình ảnh” con người (x. câu 7), thậm chí còn chấp nhận cả dấu hiệu của cái giới hạn và hữu hạn của sự chết nữa. Đó là một sự hạ mình đến tột cùng, vì Người thậm chí chấp nhận ngay cả caiùi chết trên cây thập tự giá là những gì bị xã hội của thời Người bấy giờ coi là một hình thức ô nhục nhất (câu 8).
3. Chúa Kitô đã muốn hạ mình xuống không còn hiển vinh cho đến độ chết trên thập giá; đó là diễn tiến đầu tiên của bài Ca Vịnh này, một diễn tiến cho thấy những sắc thái khác của nó là những gì chúng ta sẽ bàn đến vào dịp khác.
Diễn tiến thứ hai theo một chiều hướng ngược hẳn lại: chiều hướng từ dưới lên cao, từ hạ giáng tới thăng hoa. Chính Cha là Đấng tôn vinh Con, dứt Người cho khỏi bàn tay của tử thần và tôn Người là Chúa của vũ trụ (x câu 9). Cả Thánh Phêrô nữa, trong bài diễn từ vào Ngày Lễ Ngũ Tuần, đã tuyên bố rằng “Thiên Chúa đã làm cho Người thành Chúa và là Đức Kitô, Giêsu mà anh em đã đóng đanh” (Acts 2:36). Bởi thế, Phucỉc Sinh là một cuộc Hiển Linh trọng thể thần tính của Chúa Kitô, một cuộc hiển linh ban đầu bị che dấu bởi thân phận của Người là một tôi tớ và hữu tử.
4. Trước hình ảnh cao cả của Chúa Kitô vinh quang và hiển trị, mọi người hãy quì gối xuống mà tôn thờ. Việc mạnh mẽ tuyên xưng đức tin được vang lên chẳng những từ toàn thể chân trời lịch sử nhân loại mà còn cả từ trên trời cao và trong hỏa ngục nữa (câu 10): “Đức Giêsu Kitô là Chúa” (câu 11). “Chúng ta thấy Chúa Giêsu là Đấng trong một thời gian bị hạ thấp hơn các thiên thần, đã được tôn vinh và danh dự bởi việc chịu chết của Người, để nhờ ơn Chúa, Người có thể chịu chết cho hết mọi người” (Heb 2:9).
Chúng ta hãy kết thúc bài phân tích ngắn ngủi của chúng ta về bài Ca Vịnh Philiphê , bài ca vịnh chúng ta sẽ trở lại sau này một lần nữa, bằng việc lắng nghe những lời của Thánh Âu Quốc Tinh, vị mà, trong bài Dẫn Giải Phúc Âm Thánh Gioan (Commento al Vangelo di San Giovanni), đã nói đến bài thánh thi ca của Thánh Phaolô ấy, để chúc tụng quyền năng ban sự sống của Chúa Kitô, Đấng mang lại cho chúng ta sự phục sinh, giật chúng ta ra khỏi định mạng chết chóc của chúng ta.
5. Đây là những lời của vị Đại Giáo Phụ của Hội Thánh: “Chúa Kitô, ‘mặc dù mang bản tính thần linh, đã không cứ nghĩ minh ngang hàng với Thiên Chúa’. Chúng ta ở chốn vực thẳm này, yếu hèn và dính liền với trái đất, nên không thể tiến đến với Thiên Chúa được, sẽ trở nên những gì đây? Chẳng lẽ chúng ta lại bị bỏ mặc cho chính mình hay sao? Chắc chắn là không phải như thế. Người “đã tự hủy mình ra như không, mặc lấy thân phận tôi đòi’, nhưng Người vẫn không loại trừ thân phận thần linh của Người. Bởi thế, Đấng vốn là Thiên Chúa đã biến mình thành loài người, mặc lấy những gì không làm Người mất đi cái Người là; Thiên Chúa đã làm người là như thế. Ở đây, một đàng anh em tìm được hỗ trợ nơi nỗi yếu hèn của mình, đàng khác, anh em tìm thấy được cả những gì anh em cần để đạt tới sự trọn lành. Chúa Kitô đã nâng anh em lên bằng nhân tính của Người, Người hướng dẫn anh em bằng thần tính loài người của Người, và dẫn anh em đến với thần tính của Người. Ôi anh em thân mến, tất cả mọi giáo huấn của Kitô giáo cũng như công cuộc cứu độ được tập trung nơi Chúa Kitô được tóm lại nơi điều này, không còn ở chỗ nào khác nữa, đó là, nơi việc phục sinh cuảa linh hồn và việc phục sinh của thân xác. Cả hai đều đã bị chết: thân xác bị chết vì nỗi yếu đuối của nó, linh hồn bị chết vì tình trạng yeếu hèn của nó; cả hai đều bị chết, và cả hai, linh hồn và thân xác, đều đã được phục sinh. Nhờ ai linh hồn được sống lại, nếu không phải bởi Đức Kitô là Thiên Chúa hay sao? Bởi ai mà thân xác sống lại, nếu không phải bởi Đức Kitô là Con Người hay sao?... Linh hồn của anh em sống lại từ nỗi yếu hèn của mình nhờ thần tính của Người, và thân xác của anh em sống lại từ tình trạng hủy hoại nhờ nhân tính của Người” (Commento al Vangelo di San Giovanni, 23, 6, Rome, 1968, p. 541).
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh trong mục Triều Kiến Chung Hằng Tuần).

Bài 115 – TV 109 (110) (Thứ Tư 18/8/2004)

 VỀ VIỆC HẠ SINH THẦN LINH CỦA MỘT ĐỨC VUA

(Thánh Vịnh 109 [110] – cho Kinh Tối Chúa Nhật, Tuần Thứ Hai)

1. Theo một truyền thống cổ thời thì bài Thánh Vịnh 109 (110), bài vừa được công bố, là một yếu tố chính của giờ kinh tối Chúa Nhật. Bài này xuất hiện vào mỗi một Chúa Nhật thuộc 4 tuần lễ Phụng Vụ Giờ Kinh. Cái ngắn ngủi của bài này, đặc biệt là câu thứ 6 bị loại trừ khỏi phụng vụ Kitô, một câu có tính cách nguyền rủa, không có nghĩa là thiếu mất những khó khăn về việc dẫn giải và thích nghĩa. Bài này được trình bày như là một bài Thánh Vịnh vương giả, liên quan đến triều đại Đavít, và có lẽ liên quan đến lễ nghi đăng quang của vị vương chủ. Tuy nhiên, truyền thống Do Thái và Kitô Giáo đã thấy nơi vị vua được xức dầu này hình bóng của Đấng Được Xức Dầu tuyệt hảo, là Đấng Thiên Sai, là Đức Kitô.
Theo quan điểm này thì bài Thánh Vịnh đây trở thành một bài ca ngời sáng được phụng vụ Kitô Giáo dâng lên Dấng Phục Sinh vào ngày trọng lễ để tưởng nhớ đến cuộc vượt qua của Chúa.
2. Bài Thánh Vịnh 109 (110) này có hai phần, cả hai phần này đều được đánh dấu bằng một lời sám thần linh. Lời sấm thứ nhất (xem câu 1-3) được ngỏ cùng vị vương chủ vào ngày đăng quang trọng thể “ngự bên hữu” Thiên Chúa, tức là gần hòm bia giao ước trong đền thờ Giêrusalem. Việc tưởng nhớ đến “việc hạ sinh” thần linh của vị vua này là một phần của lễ nghi chính thức trong việc đăng quang của vị vua ấy và có môt giá trị tiêu biểu về việc tấn phong cũng như việc giám hộ đối với dân Do Thái, một vị vua là viên sĩ quan của Thiên Chúa trong việc bênh vực công lý (xem câu 3).
Khi Kitô hữu đọc lại bài Thánh Vịnh này thì “việc hạ sinh” ấy trở thành thực sự nơi việc cho thấy Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa đích thật. Đó là những gì xẩy ra nơi việc Kitô giáo sử dụng một bài Thánh Vịnh nổi tiếng khác có tính cách thiên sai vương giả, đó là bài thứ hai của Sách Thánh Vịnh, trong đó có lời sấm thần linh thế này: “Con là con Ta, hôm nay Ta là cha của con” (Ps 2:7).
3. Lời sấm thứ hai của bài Thánh Vịnh 109 (110), trái lại, có một nội dung tư tế (xem câu 4). Chính thức ra thì vị vua cũng thi hành cả những phận vụ tôn thờ nữa, không theo giòng dõi tư tế Lêvi, mà là một thứ liên hệ khác: đó là theo giòng dõi tư tế Melchizedek, vị tư tế vương chủ Salem, một Giêrusalem trước khi có dân Do Thái (xem Gen 14:17-20).
Theo quan điểm Kitô giáo thì Đấng Thiên Sai trở thành mô phạm cho một thiên chức tư tế trọn hảo và tối thượng. Phần chính của bức Thư gửi cộng đoàn Do Thái đã tôn tụng thừa tác vụ tư tế này “theo giòng dõi Melchizedek” (5:10), nhìn nhận thừa tác vụ ấy được hoàn toàn hiện thực nơi con người của Đức Kitô.
4. Lời sấm thứ nhất được trích lại mấy lần trong Tân Ước để cử hành tính chất thiên sai của Chúa Giêsu (see Matthew 22:44; 26:64; Acts 2:34-35; 1 Corinthians 15:25-27; Hebrews 1:13). Chính Chúa Kitô, trước vị thượng tế cũng như trước Hội Đồng Do Thái, đã minh nhiên đề cập đến bài Thánh Vịnh này, khi loan báo rằng Người sẽ “ngự bên hữu Quyền Năng thần linh, như được nói đến trong bài Thánh Vịnh 109:1 (Mark 14:62; see 12:36-37).
Chúng ta sẽ trở lại với bài Thánh Vịnh này trong cuộc chúng ta hành trình qua những bài Thánh Vịnh về Phụng Vụ Giờ Kinh. Để kết thúc bài trình bày ngắn gọn của chúng ta về bản thánh thi ca thiên sai này, chúng ta cần nhấn mạnh đến ý nghĩa Kitô học của nó.
5. Chúng ta làm điều này với bản tổng luận của Thánh Âu Quốc Tinh. Trong bài “Dẫn Giải về Bài Thánh Vịnh 109” được chia sẻ trong Mùa Chay năm 412, thánh nhân đã trình bày cho thấy bài Thánh Vịnh này như là một lời tiên tri thực sự về những lời hứa hẹn thần linh về Chúa Kitô. Vị Giáo Phụ lừng danh này của Hội Thánh đã nói: “Cần phải nhận biết Người Con duy nhất của Thiên Chúa, Đấng đã đến giữa loài người để mặc lấy con người và trở thành con người bằng một bản tính được mặc lấy: Người chết đi, sống lại và lên trời, ngự bên hữu Cha và thực thi tất cả những gì Người đã hứa nơi loài người…. Bởi thế, tất cả những điều ấy đã được nói tiên tri và loan báo trước, được vạch ra như đích điểm phải đến, hầu Người không gây ra tình trạng kinh hãi bởi việc Người đến bất ngờ, trái lại, Người được chấp nhận bằng đức tin và niềm mong đợi. Bài Thánh Vịnh này gồm tóm những lời hứa hẹn ấy; nó nói tiên tri, một cách chắc chắn và rõ ràng, về Chúa của chúng ta và là Chúa Giêsu Kitô Cứu Thế, một bài thánh vịnh chúng ta không thể đặt vấn đề về chuyện Chúa Kitô đã được loan báo” ("Esposizioni sui Salmi" [Commentaries on the Psalms], III, Rome, 1976, pp. 951,953).
6. Giờ đây chúng ta hãy dâng lời nguyện cầu của chúng ta lên Cha của Chúa Giêsu Kitô, Vị Vua duy nhất và là vị tư tế toàn hảo hằng hữu, nhờ đó Người sẽ làm cho chúng ta trở thành một dân tộc của các vị tư tế và các vị ngôn sứ của bình an và yêu thương, một dân tộc hát ca chúc tụng Chúa Kitô Vua và tư tế, Đấng đã bị sát tế để hòa giải nơi bản thân mình, nơi thân thể duy nhất của mình, toàn thể nhân loại, khi kiến tạo nên một con người mới (xem Eph 2:15-16).
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư, 18/8/2004).

ĐTC cám ơn về chuyến tông du Lộ Đức

Sau buổi triều kiến chung hôm này, Thứ Tư 18/8/2004, tại nhà nghỉ mát của mình ở, với 3 ngàn tham dự viên, ĐTC với sức khỏe hồi phục đã nói bằng tiếng Pháp rằng: “Sáng nay, Tôi xin cảm tạ Thiên Chúa vì lòng nhân hậu của Ngài đã cho Tôi được đến hành hương tại Lộ Đức.
“Tôi cám ơn Đức Trinh Nữ về bầu không khí rất tĩnh lặng và đầy nguyện cầu ở nơi cuộc gặp gỡ này, Tôi lấy làm cảm kích nhớ lại đông đảo giáo lữ, trong đó, trước hết là thành phần bệnh nhân, đến tìm kiếm ơn an ủi và niềm hy vọng gần bên Đức Mẹ”.
“Chớ gì tất cả thành phần giới trẻ hiện diện bấy giờ nhớ đến cuộc hành hương ấy để tìm thấy sức mạnh để trở thành những con người nam nữ tự do trong Chúa Kitô”.
ĐTC cũng không quên cám ơn đồng hương Balan của Ngài đã cầu nguyện cho Ngài “trong chuyến tông du Lộ Đức của Tôi. Tôi đã xin anh chị em cầu nguyện từ ngày đầu tiên giáo triều của Tôi và Tôi bao giờ cũng tin tưởng vào anh chị em”.

Bài 116 – TV 116 (115) (Thứ Tư, 01/9/2004)

CON NGƯỜI ĐÁNH MẤT PHẨM GIÁ TRONG VIỆC THỜ NGẪU TƯỢNG

(Thánh Vịnh 115 (116) ,Kinh Tối Chúa Nhật, Tuần Thứ Hai)

1. Vị Thiên Chúa hằng sống và thứ ngẫu tượng bất động đối đầu nhau ở bài Thánh Vịnh 115 chúng ta vừa nghe và là bài Thánh Vịnh thuộc về loạt bài Thánh Vịnh cho Giờ Kinh Tối. Bản dịch “70” của Thánh Kinh theo tiếng Hy Lạp, sau đó là bản Latinh theo phụng vụ Kitô Giáo xưa, đã liên kết bài Thánh Vịnh tôn vinh Vị Chúa chân thật này với bài Thánh Vịnh trước đó. Nó đã trở thành một bài duy nhất mà lại được rõ ràng chia ra thành hai bản (phần thứ hai là Thánh Vịnh 116).
Sau lời kêu cầu mở đầu được ngỏ cùng Vị Chúa chứng tỏ cho thấy vinh hiển của Ngài, thành phần Dân Tuyển Chọn trình bày cho thấy Vị Thiên Chúa của mình như là một Đấng Hóa Công toàn năng: “Thiên Chúa của chúng ta ở trên trời; bất cứ điều gì Thiên Chúa muốn đều được thực hiện” (câu 3). Trung thành và yêu thương là những tính chất chính yếu của Vị Thiên Chúa Giao Ước đối với dân Do Thái, dân được Ngài tuyển chọn (câu 1). Bởi thế, vũ trụ và lịch sử này thuộc quyền thống trị của Ngài, một quyền năng của tình yêu và cứu độ.
2. Thế rồi “công việc do bàn tay con người làm ra” được đặt đối nghịch với vị Thiên Chúa chân thật được dân Do Thái tôn thờ này (câu 4). Việc tôn thờ ngẫu tượng là xu hướng của tất cả loài người ở mọi nơi và trong mọi lúc. Ngẫu tượng là một sự vật vô hồn, do bàn tay con người làm ra, là một bức tượng lạnh lùng, thiếu sự sống. Vị tác giả Thánh Vịnh đã mỉa mai diễn tả nó với 7 phần thể hoàn toàn vô dụng, đó là miệng câm, mắt mù, tai điếc, mũi tịt, tay tê, chân liệt, cổ nín (câu 5-7).
Sau những lời phê phán không tiếc thương này về các thứ ngẫu tượng, vị tác giả Thánh Vịnh đã nhận định một cách châm biếm như sau: “Những kẻ làm nên chúng sẽ cũng giống như chúng, tất cả những ai tin tưởng vào chúng” (câu 8). Đó là ý định thực sự được bộc lộ một cách hiệu thành trong việc tạo nên một thứ tác hiệu mạnh mẽ khuyên can từ bỏ việc tôn thờ ngẫu tượng. Ai tôn phụng ngẫu tượng giầu sang, quyền lực, thành công đều làm mất đi phẩm vị làm người của mình. Tiên tri Isaia đã nói: “Tất cả những kẻ tạo nên ngẫu tượng chỉ là vô ích, và những công trình quí hóa của họ chẳng có lợi lộc chi, như chính họ chứng kiến thấy. Họ cảm thấy xấu hô vì chúng chẳng thấy hay chẳng biết gì cả, và chúng còn điếc lác hơn cả con người ta” 44:9).
3. Trái lại, thành phần tín hữu của Chúa biết rằng họ “được nâng đỡ” và “được chở che” nơi Vị Thiên Chúa hằng sống (x Ps 115:9-13). Họ được trình bày cho thấy một thứ tam loại hạng. Trước hết là “nhà dân Do Thái”, tức là toàn dân, là cộng đồng qui tụ lại ở đền thờ để cầu nguyện. Cũng có “nhà của Aaron” ám chỉ các vị tư tế, những bảo quản gia và những nhà loan báo Lời thần linh, được kêu gọi để chủ sự việc thờ phượng. Sau hết là những ai kinh sợ Chúa được đề cập đến, tức là thành phần tín hữu đích thực và nhất tâm, thành phần theo Do Thái Giáo thuộc về thời điểm sau cuộc lưu đầy Babylon, và sau đó cũng bao hàm cả thành phần dân ngoại tiến đến với cộng đồng và đức tin của dân Do Thái bằng một tấm lòng chân thành và bang một cuộc tìm kiếm đích thực. Chẳng hạn trường hợp của viên đại đội trưởng Rôma Corneliô (x Tông Vụ 10:1-2,22), sau này đã nhờ Thánh Phêrô trở lại Kitô Giáo.
Phúc lành thần linh được ban xuống cho ba loại hạng tín hữu đích thực này (x Ps 115:12-15). Theo quan niệm thánh kinh thì nó là nguồn mạch sinh sôi nẩy nở: “Xin Chúa tăng số cho các người, ngươi và dòng dõi của ngươi” (Ps 115:14). Sau hết, thành phần tín hữu, tràn đầy vui mừng bởi tặng ân sự sống nhận được từ vị Thiên Chúa hằng sống và tạo dựng, hát lên một bài thánh thi ca chúc tụng, đáp lại phúc lành của Thiên Chúa bằng lời chúc tụng cảm tạ tri ân và tin tưởng của mình (câu 16-18).
4. Thánh Grêgory Nyssa (ở thế kỷ thứ 4), một vị Giáo Phụ Đông Phương, trong Bài Giảng thứ năm về bài Ca Vịnh của Các Ca Vịnh, một cách sống động và khơi động, đã đề cập đến bài Thánh Vịnh của chúng ta trong việc diễn tả cuộc vượt qua của nhân loại tù “banêng đá ngẫu tượng” đến mạch nước cứu độ. Thật vậy, Thánh Grêgôry nhắc lại là bản tính của con người được như tự mình biến đổi “thành bản tính của những hữu thể bất động”, vô hồn, “những hữu thể được trở thành đối ượng tôn thờ”, như được viết rõ ràng là: “Chớ gì chúng cũng giống như những kẻ tạo nên chúng và những ai tin vào chúng”. “Thật là hợp lý cần phải xẩy ra như vậy. Thật vậy, như những ai tin tưởng vào Vị Thiên Chúa chân thật thì lãnh nhận nơi mình những cái riêng biệt của bản tính thần linh thế nào thì những kẻ hướng về cái hư ảo của các thứ ngẫu tượng đều trở thành những gì họ tin tưởng, biến từ người thành những hòn đá.
Nếu bản tính nhân loại, trở thành sỏi đá bởi việc tôn thờ ngẫu tượng, bất động trước người khôn hơn, bị kìm kẹp bởi băng đá tôn thờ các thứ ngẫu tượng, thì bởi thế cũng xuất hiện trong mùa đông kinh khủng này một Mặt Trời công chính mang lại cả một mùa xuân gió mạnh giữa thanh thiên bạch nhật, làm tan loãng băng đá và mang lại ấm áp cho mọi sự bằng những tia của mặt trời này. Bởi thế, con người, thành phần đã bị liệt tê bởi băng đá, được ấm áp bởi Thần Linh và những tia Lời Chúa, đã trở thành nước votỉt lên sự sống đời đời” (Homilies on the Canticle of Canticles -- "Omelie sul Cantico dei Cantici," Rome, 1988, pp. 133-134).
Anh Chị Em thân mến,
Trong bài Thánh Vịnh 115, thành phần dân được tuyển chọn diễn tả Vị Thiên Chúa của mình như là Vị Hóa Công toàn năng dựng nên trời đất, hoàn toàn khác hẳn những thứ ngẫu tượng của dân ngoại: “Thiên Chúa của chúng ta ở trên trời và làm những gì Ngài muốn”. Những phẩm tính chính của Vị Chúa Giao Ước này là “tình yêu và chân thật”, và những phẩm tính này được xác nhận nơi việc Ngài liên hệ với thành phần dân được tuyển chọn. Thật vậy, cả vũ trụ và lịch sử đều thuộc về quyền thống trị yêu thương và cứu độ của Ngài. Bên cạnh quan niệm về Vị Thiên Chúa chân thật này là việc tôn thờ các thứ ngẫu tượng. Việc tôn thờ ngẫu tượng này là một xu hướng của toàn thể nhân loại ở mọi nơi và trong mọi lúc. Vị tác giả Thánh Vịnh nhắc nhở chúng ta rằng những ai tôn thờ các thứ ngẫu tượng giầu sang, quyền lực và thành đạt đều là những kẻ phản bội lại phẩm vị làm người của mình. Chỉ khi nào nhìn vào vị Thiên Chuáa chân thật duy nhất này chúng ta mới nhận lãnh nơi chính bản thân mình những tính chất của Thần Linh và sức mạnh để từ bỏ chước cám dỗ của các ngẫu tượng trần tục.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư, 1/9/2004).

Đức Thánh Cha phản đối những cuộc khủng bố tấn công ở Nepal, Do Thái, Nga và Iraq.

Vào cuối cuộc triều kiến chung hôm nay, tức sau bài chia sẻ giáo lý về việc cầu nguyện bằng Thánh Vịnh hôm Thứ Tư 1/9/2004, Đức Thánh Cha đã mạnh mẽ lên án những cuộc khủng bố tấn công 24 tiếng trước đó, những cuộc khủng bố tấn công làm đổ máu ở Iraq, Do Thái và Nga.
“Tôi hết sức đau buồn và lo ngại khi nghe thấy những tin tức trầm trọng về những cuộc khủng bố tấn công ở Israel và Nga, nơi nhiều người, không tự vệ và vô tội, đã bị tử nạn.
Trong khi Ngài đang nói thì có khoảng 400 người, trong đó có 200 trẻ em, bi bắt cóc bởi một nhóm võ trang ỏ một trường ở Beslan, miền bắc Ossetia, gần Chechnya. Hôm Thứ Ba 31/8, một cuộc khủng bố ôm bom tự sát đã gây cho 10 người tử thương ở một trạm xe ngầm ở Moscow.
Cũng trong cùng ngày Thứ Ba này, những tay ôm bom tự sát của nhóm Hamas đã bấm nổ trong hai chiếc xe buýt sát cận với thành phố Beersheba, Israel, khiến cho 16 người hành khách bị chết và 80 người bị thương, không kể những tay khủng bố bị chết hay bị thương.
“Ở mảnh đất quằn quại Iraq cũng không thôi diễn ra một chuỗi bạo loạn vô nghĩa làm ngăn cản việc nhanh chóng trở về với cuộc sống chung dân sự.
ĐTC cũng “hết sức lên án cuộc hành hình dã man đối với 12 công dân Nepal” và tỏ ra “hết sức lo toan đến số phận của hai phóng viên Pháp quốc vẫn còn đang ở trong tay những kẻ bắt cóc”.
“Tôi khẩn trương kêu gọi là các nơi hãy ngưng việc sử dụng võ lực là những gì luôn bất xứng với những lý tưởng tốt đẹp, và kêu gọi hai phóng viên Pháp quốc được đối xử nhân đạo và an toàn trả về sớm bao nhiêu có thể cho những người thân yêu của họ”.
ĐTC cũng nhắc lại là ngày 1/9 là ngày kỷ niệm biến cố Hitler xâm chiếm Balan, ngày Thế Giới II bắt đầu, “một trận chiến đã gieo rắc sầu thương ở Âu Châu và các địa lục khác”.
“Nhớ đến những ngày nay, ở vào lúc căng thẳng trầm trọng và lan tràn hiện nay, chúng tôi cầu khẩn cùng Thiên Chúa, Cha của toàn thể nhân loại, tặng ân hòa bình cao quí.

Bài 117 – Ca vịnh Kh 19 (Thứ Tư 15/9/2004)

 NGÀY CƯỚI CỦA CHON CHIÊN

(Ca Vịnh Khải Huyền 19, Kinh Tối Chúa Nhật, Tuần Thứ Hai)

1. Sách Khải Huyền thắm nhuộm những bài ca vịnh dâng lên Thiên Chúa, Vị Chúa của vũ trụ và của lịch sử. Vậy chúng ta đã nghe bài ca vịnh xuất hiện ở mỗi một tuần lễ trong bốn tuần của phụng vụ giờ kinh chiều.
Bài thánh thi ca này nhuộm thắm lời “Alleluia”, một lời theo ngôn ngữ Do Thái nghĩa là “chúc tụng Chúa” và, có cái lạ là, trong tân Ước nó chỉ xuất hiện ở đoạn Khải Huyền này mà thôi, lập đi lập lại tất cả là 5 lần. Phụng vụ chỉ chọn một số câu từ bài ca vịnh ở Đoạn 19. Theo ý nghĩa diễn đạt của đoạn này thì chúng có một giọng điệu ở trên thiên đình, vang lên bởi một “đám rất đông”: Nó giống như là một ca đoàn hùng tráng xuất phát từ tất cả thành phần được tuyển chọn, những người chúc tụng Chúa trong vui mừng và lễ hội (x. Rev 19:1).
2. Bởi thế, Giáo Hội trên trần thế này đã rung nhịp điệu bài ca chúc tụng của mình với bài ca chúc tụng của người công chính đã được hưởng kiến vinh quang Thiên Chúa. Bởi thế giữa lịch sử và trường sinh có một liên hệ về truyền đạt: Nó có khởi điểm từ phụng vụ trên trần thế của cộng đồng giáo hội và đích điểm của nó ở trên trời, nơi anh chị em chúng ta đi trước chúng ta trên con đường đức tin đã đạt tới.
Trong mối hiệp thông chúc tụng này chính thực có 3 đề tài được đề cập tới. Trước hết là những đại đặc tính của Thiên Chúa, đó là “ơn cứu độ’ của Ngài, “vinh hiển” của Ngài và “quyền năng” của Ngài (câu 1, x. c 7), tức là siêu việt tính và quyền năng cứu độ. Cầu nguyện là việc chiêm ngưỡng vinh quang thần linh của một mầu nhiệm khôn thấu, của một đại dương ánh sáng và yêu thương là Thiên Chúa.
Sau nữa, bài ca vịnh này tôn tụng “Vương Quốc” của Chúa, tức là dự án thần linh cứu chuộc nhân loại. Lập lại đề tài về đấng cứu tinh của những bài Thánh Vịnh được gọi là những bài Thánh Vịnh về Vương Quốc của Thiên Chúa (x các TV 46, 95-96), Sách Khải Huyền này loan báo rằng “Chúa đã thiết lập triều đại của Ngài” (Rev 19:6), Đấng can thiệp vào lịch sử bằng tối thượng quyền của mình.
Triều đại này thực sự được trao phó cho tự do của con người, một quyền tự do làm nay sinh thiện ác, thế nhưng cái niêm ấn tối hậu là ở nơi các quyết định của Đấng Quan Phòng Thần Linh. Sách Khải Huyền đúng là cử hành cái đích điểm chi phối lịch sử bằng việc làm hiệu năng của Thiên Chúa, bất chấp giông ba bão tố, thương tích và tàn hại gây ra bởi sự dữ, con người và Satan.
Ở một đoạn khác, Sách Khải Huyền đã xướng lên rằng: “Chúng tôi dâng lời tạ ơn Ngày, Lạy Chúa là Thiên Chúa toàn năng, Đấng đang có và đã có. Vì Ngài đã name được đại quyền uy và đã thiết lập triều đại của Ngài” (11:17).
3. Đề tài thứ ba của bài thánh thi ca này là một đề tài thông dụng của Sách Khải Huyền cũng như của cách thức biểu hiệu nơi cuốn sách này: “Vì ngày cưới của Con Chiên đã tới, hôn thê của Người đã sẵn sàng” (19:7). Như chúng ta sẽ có dịp chia sẻ kỹ hơn trong những bài suy niệm tới về bài ca vịnh này, đích điểm tối hậu mà cuốn sách Thánh Kinh cuối cùng này dẫn chúng ta tới là cuộc gặp gỡ hôn thê giữa vị Thiên Thần là Chúa Kitô với vị hôn thê tinh tuyền và rạng ngời là nhân loại được cứu chuộc.
Lời diễn đạt “ngày cưới của Con Chiên đã đến” là lời diễn đạt ám chỉ giây phút tột đỉnh, giây phút “phu thê”, như bài ca vịnh nói, về tính cách thân tình giữa tạo sinh và Tạo Hóa, trong niềm vui và an bình của ơn cứu độ.
4. Chúng ta hãy kết luận bằng những lời từ một trong những bài diễn văn của Thánh Âu Quốc Tinh dẫn giải và đề cao Ca Vịnh Alleluia về nghĩa thiêng liêng của nó: “Chúng ta cùng nhau hòa ca lời này, và cùng cảm mến hướng về lời ấy, chúng ta hãy khuyến khích lẫn nhau chúc tụng Thiên Chúa. Thiên Chúa có thể được chúc tụng với một lương tâm an bình bởi con người không vấp phạm bất cứ sự gì làm phiền lòng Ngài. Hơn nữa, về vấn đề lúc này đây là lúc chúng ta đang lữ hành trên trần gian, chúng ta haut ‘Alleluia’ như là một niềm ủi an để kiên cường bản thân mình trong cuộc sống; lời ‘Alleluia’ mà chúng ta giờ đây thốt lên giống như bài ca của kẻ lữ thữ; trong việc bước đi trên con đường kiệt sức này, chúng ta có khuynh hướng tiến về quê hương là nơi nghỉ ngơi, là nơi tất cả mọi âu lo hiện nay không còn nữa, mà chỉ có duy lời ‘Alleluia’ (No. 255,1: "Discorsi" [Discourses], IV/2, Rome, 1984, p. 597).
Anh Chị Em thân mến,
Trong bài ca vịnh hôm nay của Sách Khải Huyền, chúng ta thấy được việc sử dụng thường xuyên lời Alleluia, một lời trở thành như một cầu nối liên kết tất cả mọi kẻ được tuyển chọn vào việc chúc tụng Chúa trong hân hoan và niềm tri ân cảm tạ. Bài ca vịnh này diễn tả Giáo Hội trên thế gian liên kết bài ca tạ ơn với tiếng của kẻ lành trên trời, những vị không ngừng chiêm ngưỡng vinh hiển của Thiên Chúa. Nhờ đó, giữa lịch sử và vĩnh hằng có một giao liên về truyền đạt, hiệp nhất phụng vụ trời đất vào một bài ca chung tiếng chúc tụng. “Mối hiệp thông chúc tụng” này nhắc nhở tín hữu về ba đề tài chính yếu, đó là quyền năng và vinh hiển của Thiên Chúa, là vương quốc của Ngài ban phát ơn cứu độ cho nhân loại, và là mối liên hệ phu thê giữa Con Chiên là Chúa Kitô với vị hôn thê tinh tuyền và rạng ngời của mình là nhân loại được cứu chuộc. Chớ gì bài Alleluia chung của chúng ta luôn ủi an và kiên cường chúng ta trong cuộc lữ thữ trần gian này.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư, 15/9/2004).
 

Bài 118 – Ca vịnh 1Pr 2 (Thứ Tư 24/9/2004)

 DUNG NHAN ĐAU THƯƠNG CỦA CHÚA KITÔ

 (Ca Vịnh 1Phêrô 2:21-24 cho Kinh Tối Chúa Nhật, Tuần Thứ Hai, trong Mùa Chay)

 1. Hôm nay, khi nghe bài thánh thi ca này ở Đoạn 2 trong Thư Thứ Nhất của Thánh Phêrô, chúng ta đã mường tượng một cách sống động trước mắt chúng ta dung nhan đau thương của Chúa Kitô. Đó là những gì xẩy ra cho những ai đọc Bức Thư này vào những thời gian đầu của Kitô Giáo, bởi thế mà qua nhiều thế kỷ, bài thánh thi ca này đã được công bố trong phụng vụ Lời Chúa cũng như trong việc suy niệm riêng tư.
Theo bố cục của Bức Thư này thì bài ca đây có một giọng điệu phụng vụ và phản ảnh bầu khí nguyện cầu trong thời Giáo Hội sơ khai (x Col 1:15-20; Phil 2:6-11; 1Tim 3:16). Nó cũng được đánh dấu bằng một cuộc đối thoại tưởng tượng giữa tác giả và độc giả, phát xuất từ việc luân chuyển các đại danh từ ngôi thứ “chúng tôi” và “anh em”. “Chúa Kitô cũng đã chịu đau khổ vì anh em, lưu lại cho anh em một tấm gương anh em cần phải noi theo bước chân Người… Chính Người đã mang lấy tội lỗi của chúng ta nơi thân thể của Người… để nhờ được thoát khỏi tội lỗi, chúng ta được sống cuộc đời công chính. Bởi các thương tích của Người mà an hem đã được chữa lành” (1 Peter 2:21,24-25).
2. Thế nhưng đại danh từ được nhấn mạnh đến nhất theo nguyên ngữ Hy Lạp, “hos”, hầu như gắn ở đầu của các câu chính (x 2:22,23,24) là “Người”, một Đức Kitô nhẫn nại, Người là Đấng không phạm tội, Người là Đấng bị xỉ nhục nhưng không phản ứng hận thù trả đũa, Người là Đấng ở trên cậy thập tự giá mang lấy gánh nặng tội lỗi của nhân loại hầu hủy diệt chúng.
Tâm tưởng của Thánh Phêrô, cũng như tâm tưởng của người tín hữu đọc bài thánh thi ca này, nhất là trong phụng vụ kinh chiều của Mùa Chay, hướng về Người Tôi Tớ của Giavê được diễn tả trong Sách của tiên tri Isaia. Đó là một nhân vật huyền nhiệm được hiểu theo Kitô Giáo theo chiều hướng thiên sai và Kitô học, vì nó cho thấy trước một số chi tiết cũng như ý nghĩa về cuộc khổ nạn của Đức Kitô: “Người đã mang lấy các thứ yếu hèn của chúng ta, Người đã chịu đựng những khổ đau của chúng ta… Người đã bị đâm thâu vì các thứ xúc phạm của chúng ta, bị nghiền tán vì tội lỗi của chúng ta… chúng ta được chữa lành bởi những vết hằn của Người…. Người đã bị đối xử tàn tệ… Người vẫn câm nín chẳng hề hở môi” (Is 53:4,5,7).
Ngoài ra, một nhân loại tội lỗi cũng được diễn tả, bằng hình ảnh của một đàn vật phân tán, trong câu không có trong phụng vụ giờ kinh chiều (x Pt 2:25), phát xuất từ bài ca ngôn sứ cổ thời: “Tất cả chúng tôi đã như chiên lạc xa đàn, mỗi con đi theo đường nẻo của mình” (Is 53:6).
3. Hai nhân vật bắt chéo nhau trong bài thánh thi ca của Thánh Phêrô. Trước hết là Người, Đức Kitô, Đấng đã chấp nhận con đường trông gai khổ nạn, không chống trả những gì bất công và bạo động, không cáo buộc và bừng giận, nhưng phó mình cùng với việc chịu đựng khổ đau của mình “cho Đấng phán xét công minh” (1Pt 2:23). Hành động hoàn toàn và tuyệt đối tin tưởng được niêm ấn trên thập tự giá bằng những lời cao cả sau hết, những lời đã vang to lên nơi hành động tận tuyệt phó mặc cho công việc Cha làm: “Lạy Cha, con xin phó tâm thần con trong tay Cha!” (Lk 23:46; x Ps 30:6).
Bởi thế, hành động phó mặc này không phải là một thứ rút lui mù quáng và thụ động, mà là một tác động tin tưởng dũng cảm, nhắm đến chỗ trở thành một mẫu gương cho tất cả các môn đệ của Người là thành phần sẽ bước đi trên con đường tối tăm thou thách và bị bách hại.
4. Chúa Kitô hiện lên như Đấng Cứu Thế, liên kết với chúng ta nơi “thân thể” nhân loại của Người. Người, Đấng được hạ sinh bởi Trinh Nữ Maria, đã trở thành một người anh em của chúng ta. Bởi thế, Ngưiờ có thể ở bên chúng ta để chia sẻ đớn đau của chúng ta, để chịu đựng sự dữ của chúng ta là “tội lỗi của chúng ta” (1Pt 2:24). Thế nhưng, Người cũng là và luôn là Con Thiên Chúa, nên việc Người liên kết với chúng ta thực sự trở thành một việc biến đổi, giải thoát, đền bồi, cứu độ (ibid).
Nhờ đó, nhân tính bần cùng của chúng ta được dứt ra khỏi những đường lối lạc loài và hư hỏng của sự dữ và trở về với “công lý”, tức là với dự án tuyệt vời của Thiên Chúa. Câu cuối cùng của bài thánh thi ca này hết sức cảm kích. Câu đó là: “Anh em đã được chữa lành bởi những thương tích của Người” (25). Ở đây chúng ta thấy được cái giá đắt đỏ Chúa Kitô đã phải trả cho chúng ta để chữa lành chúng ta!
5. Chúng ta hãy kết thúc bằng cách nhường lời cho các Vị Giáo Phụ của Hội Thánh, tức là cho truyền thống Kitô Giáo đã từng suy niệm và cầu nguyện bằng bài thánh thi ca này của Thánh Phêrô.
Đan kết việc diễn tả của bài thánh thi ca này với những nét phảng phất thánh kinh khác, Thánh Irenaeus Thành Lyon đã tóm gọn hình ảnh Đức Kitô Cứu Thế như thế này trong một đoạn luận đề “Chống Lại Các Bè Rối” của ngài: “Chỉ có một Chúa Giêsu Kitô duy nhất là Con Thiên Chúa, Đấng nhờ cuộc Khổ Nạn của Người đã hòa giải chúng ta với Thiên Chúa, rồi phục sinh từ trong kẻ cheat, Người được ngự bên hữu Cha và trở thành thành toàn trong tất cả mọi sự: Người đã bị tạt vả nhưng không trả đũa, ‘Người không đe dọa khi chịu khổ đau’, và Người nguyện cầu cùng Cha tha cho những ai đóng đanh Người khi chịu hành hạ dã man. Chúng ta thực sự được Người cứu độ, Đấng là Lời Thiên Chúa, là Con Duy Nhất của Cha, là Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta” (III, 16,9, Milan, 1997, p. 270).
Anh Chị Em thân mến,
Bài ca vịnh hôm nay cho chúng ta thấy dung nhan của một Đức Kitô thương khó. Nó làm âm vang bài thánh thi ca thứ tư nổi tiếng trong Sách Isaia là bài loan báo Người Tôi Tớ của Giavê, một con người khổ đau huyền nhiệm, nơi Người, Kitô hữu thấy trước được hình ảnh một Chúa Giêsu Thiên Sai, cùng với cuộc khổ nạn của Người được diễn tả một cách sống động và thấm thía.
Bài ca vịnh này nói về Chúa Kitô, Đấng nhẫn nại chịu đựng khổ đau mà không cáo buộc hay phàn nàn, không phải vì một tinh thần buông xuôi thụ động, mà bằng việc phó mình “cho Đấng phân xử công minh”. Người là Đấng Cứu Thế của chúng ta bằng việc trở nên một người trong chúng ta và mang lấy tội lỗi của chúng ta nơi thân thể của Người; Người giải thoát con người nhân loại yếu đuối khỏi những đường lối xấu xa và mang chúng ta trở về với “công lý”, tức là với dự án của Thiên Chúa đối với cuộc đời của chúng ta.
Giòng cuối cùng của bài ca vịnh này loan truyền một cách hùng hồn ơn cứu độ này và giá Chúa Kitô phải trả cho nó: “Bởi các thương tích của Người anh em đã được chữa lành”.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư, 24/9/2004).

Thập Giá Chúa Kitô liên quan đến Lễ Tôn Vinh Thánh Giá

Đối với dung nhan khổ nạn của Chúa Kitô đây, vào ngày Chúa Nhật XXV Thường Niên C 19/9/2004 vừa rồi, ĐTC GPII đã ban Huấn Từ Truyền Tin về Thập Giá Chúa Kitô liên quan đến Lễ Tôn Vinh Thánh Giá 14/9/2004 như sau:
1. Trước sự dữ tự bộc lộ qua nhiều cách thức khác nhau, con người, cảm thấy khổ sở và lung túng đặt vấn đề “Tại sao?”
Vào lúc mở màn cho đệ tam thiên niên kỷ này, một mở màn được phúc lộc với một Đại Năm Thánh cũng như phong phú về năng lực, nhân loại lại đầy những khủng bố thảm thương. Tình trạng liên tục tàn bạo tấn công sự sống con người làm xáo trộn và xao xuyến lương tâm con người cũng như làm khơi dậy nơi người tín hữu vấn đề sâu xa vốn hay được nêu lên ở trong các bài Thánh Vịnh: “Tại sao lại như thế Lạy Chúa? Nó sẽ kéo dài cho đến bao giờ?”
2. Thiên Chúa đã đáp lại vấn đề quằn quại thương đau phát xuất từ cái xấu xa của sự dữ ấy, không phải bằng một lời dẫn giải theo nguyên tắc, như thể Ngài muốn biện minh cho chính mình, mà bằng việc hy hiến chính Con riêng của Ngài trên cây Thập Tự Giá. Nơi cuộc tử nạn của Chúa Giêsu mới hiện tỏ cuộc chiến thắng sự dữ và cuộc vinh thắng cuối cùng của sự thiện; mới hiện tỏ giây phút đen tối nhất của lịch sử cùng với việc tỏ hiện vinh quang thần linh; mới hiện tỏ chỗ dứt điểm là tâm điểm của cả cái thu hút của vũ trụ lẫn việc tái thiết của vũ trụ. Chúa Giêsu đã phán: “Khi nào Tôi được nâng lên khỏi mặt đất, Tôi sẽ kéo tất cả mọi người lên cùng Tôi” (Jn 12:32).
Đối với người tín hữu, Thập giá Chúa Kitô là hình ảnh hy vọng, vì nơi thập giá dự án cứu độ của tình yêu Thiên Chúa đã được hoàn tất. Bởi thế, ít hôm trước đây, phụng vụ đã mời gọi chúng ta hãy cử hành việc tôn vinh Thánh Giá, một lễ làm cho tín hữu cảm thấy được ủi an và can đảm.
3. Với ánh mắt gắn chặt vào Chúa Kitô tử giá, hiệp nhất thiêng liêng với Trinh Nữ Maria, chúng ta, được bảo trì bằng quyền lực của sự phục sinh, hãy tiếp tục tiến bước trên con đường của mình.

Bài 119 – TV 44 (45) (Thứ Tư 29/9/2004)

MỘT LỄ CƯỚI LINH ĐÌNH Ở CUNG ĐIỆN ĐỨC VUA

(Thánh Vịnh 44 [45]: 2-10, Kinh Tối Thứ Hai, Tuần Thứ Hai)

1. “Tôi hát bài chúc tụng đức vua”: Những lời mở đầu bài Thánh Vịnh 44 (45) này cống hiến cho độc giả một tư tưởng về tính chất chính yếu của bài thánh thi ca này. Vị luật sĩ của cung đình sáng tác bài chúc tụng này cho chúng ta thấy ngay rằng nó là một bài thơ tôn vinh chủ quyền của dân Do Thái. Ngoài ra, khi đọc hết các câu của bài này, hiển nhiên nó còn là một hôn phối ca, tức là một bài ca về hôn nhân.
Các vị học giả đã cố gắng xác định những chi tiết phối hợp về lịch sử của bài Thánh Vịnh này, căn cứ vào một số đầu mối, chẳng hạn như việc liên hệ của bà Nữ Hoàng với thành Phoenician ở Tyrô (câu 13), thế nhưng vẫn không thể cho đó thực sự là một cặp vương giả. Chi tiết đề cập tới một Đức Vua Do Thái cũng cho phép truyền thống Do Thái có thể biến bài thánh vịnh này thành bài ca về Đức Vua Thiên Sai, và truyền thống Kitô Giáo có thể đọc lại bài thánh vịnh này theo chiều hướng Kitô học, và vì có sự hiện diện của Bà Nữ Hoàng, cũng theo cả quan điểm Thánh Mẫu học nữa.
2. Phụng Vụ Kinh Tối trình bày bài Thánh Vịnh này như là một kinh nguyện có hai phần. Chúng ta vừa nghe phần thứ nhất (câu 2-10), phần mà, theo lời dẫn nhập của vị tác giả luật sĩ gợi lên (câu 2), cho thấy một bức tranh lộng lẫy về một vị vương chủ sắp sửa cử hành tiệc cưới của mình.
Bởi thế, Do Thái giáo đã thấy nơi bài Thánh Vịnh 44 (45) này là một bài ca về hôn phối, một bài ca tôn tụng vẻ đẹp và nhấn mạnh đến tặng ân yêu thương giữa các đôi phối ngẫu. Đặc biệt là phụ nữ có thể lập lại theo Sách Diễm Tình Ca: “Tình nhân của tôi thuộc về tôi và tôi thuộc về người” (2:16). “Tôi thuộc về người yêu của tôi và người yêu của tôi thuộc về tôi” (6:3).
3. Lược sử về vị hôn phu vương giả được diễn tả một cách long trọng qua cảnh tượng của một cung đình. Chàng mang những huy hiệu quân binh (câu 4-6), với chiếc áo choàng lộng lẫy ngát hương, trong một bối cảnh sáng ngời các lâu đài, những sảnh đường nguy nga mầu ngà voi âm vang tiếng nhạc (câu 9-10). Trung tâm điểm là ngai vàng, và vương trượng cũng được đề cập tới, đó là hai dấu chỉ về quyền uy và việc phong vương (câu 7-8).
Đến đây chúng ta cần phải nhấn mạnh đến hai yếu tố. Trước hết là vẻ đẹp của vị hôn phu, dấu hiệu của sự rạng ngời nội tâm và phúc lành thần linh: “Ngài đẹp nhất trong con cái loài người” (câu 3).
Chính vì câu này mà truyền thống Kitô giáo đã miêu tả Chúa Kitô trong thân phận của một con người thành toàn và có sức thu hút. Trong một thế giới đầy những cái xấu xa ghê tởm và đê hèn này thì hình ảnh ấy là lời mời gọi hãy tái khám phá ra “via pulchritudinis” (con đường của vẻ đẹp) trong đức tin, theo thần học và nơi đời sống xã hội để tiến lên tới vẻ đẹp thần linh.
4. Tuy nhiên, vẻ đẹp không phải là cùng đích của nó. Tính chất thứ hai chúng ta muốn nêu lên thực sự liên quan tới việc hội ngộ giữa vẻ đẹp và công lý. Thật vậy, vị vương chủ cưỡi “trên chiến thắng. Nhân danh chân lý và công lý” (câu 4 và 5); người “yêu chuộng công lý và ghét gian tà” (câu 8) và “vương trượng công lý “ (câu 7) thuộc về người. Vẻ đẹp cần phải được hòa hợp với sự thiện hảo và thánh đức của đời sống thì dung nhan ngời sáng của vị Thiên Chúa thiện hảo, tuyệt vời và công chính mới chiếu rạng trên thế giới.
Theo các vị học giả thì ở câu 7, tên gọi “Thiên Chúa” được ngỏ cùng chính Đức Vua, vì vua được Chúa thánh hiến, do đó một cách nào đó thuộc về lãnh giới thần linh: “Ngai vàng thần linh của người tồn tại muôn đời”.
Bài Thánh Vịnh này có thể là một lời kêu cầu cùng Đức Vua tối cao duy nhất là Vị Chúa Tể, Đấng cuí mình xuống trên Đức Vua Thiên Sai. Đó là lý do, khi áp dụng bài Thánh Vịnh này vào Chúa Kitô, Bức Thư gửi Giáo Đoàn Do Thái không ngần ngại qui tất cả thần tính, chứ không phải chỉ thuần biểu hiệu, cho Người Con là vị đã tiến vào vinh quang của mình (x Heb 1:8-9).
5. Theo chiều hướng giải thích về Kitô học, chúng ta kết thúc bằng việc nhường lời cho các vị Giáo Phụ của Giáo Hội, những vị ghép các giá trị thiêng liêng vào mỗi một câu của bài thánh vịnh. Bởi thế, khi dẫn giải cụm từ của bài Thánh Vịnh nói rằng “Thiên Chúa muôn đời chúc phúc” Đức Vua Thiên Sai (câu 3), Thánh Gioan Kim Khẩu đã áp dụng cụm từ ấy vào Kitô học như sau: “Adong tiên khởi mang đầy mình một lời nguyền rủa rất trầm trọng, còn Adong thứ hai lại được một phúc lành bền bỉ. Adong tiên khởi nghe phán ‘Người phải bị khốn khổ làm lụng’ (Gen 3:17) và ‘Khốn cho kẻ nào làm việc của Chúa một cách uể oải’ (Jer 48:10), và ‘khốn cho kẻ nào không củng cố những lời của lề luật này bằng việc thi hành chúng’ (Deut 27:26), và ‘kẻ bị treo lên bị Thiên Chúa nguyền rủa’ (Deut 21:23). An hem thấy bao nhiều là điều nguyền rủa, khốn nạn hay chăng? Chúa Kitô đã cứu chuộc anh em khỏi tất cả những cái nguyền rủa khốn nạn ấy bằng việc trở thành điều nguyền rủa (x Gal 3:13), ở chỗ, tự hạ để nâng anh em lên và cheat đi để làm cho anh em trở thành bất tử, Người đã trở thành điều nguyền rủa để anh em được hưởng những phúc lành. Còn gì bằng phúc lành này nữa, một phúc lành nhờ điều bị nguyền rủa ban phúc lành cho anh em hay chăng? Người không cần phúc lành, nhưng ban nó cho anh em”. ("Expositio in Psalmum" [Exposition on the Psalm], XLIV, 4: PG, 55, 188-189).
Anh Chị Em thân mến,
Vị tác giả Thánh Vịnh diển tả một lễ cưới linh đình ở cung điện Đức Vua. Theo truyền thống thì bài Thánh Vịnh này được giải thích liên quan đến Đức Vua Thiên Sai, nên bởi thế mới liên quan đến chính Chúa Kitô. Chúng ta được thu hút vào vẻ đẹp của vị hôn phu vương giả: “Người đẹp nhất trong con cái loài người”.
Việc chúng ta chiêm ngưỡng dung nhan xinh đẹp của Chúa Kitô phải giúp cho chúng ta loại trừ đi cái ghê tởm của tội lỗi và bắt đầu tiên lên sự trọn lành thần linh. Thế nhưng Đức Vua này cũng là một con người công chính. “Người yêu chuộng sự công chính và ghét sự dữ”. Khi vẻ đẹp được liên kết với sự thiện hảo và thánh đức của đời sống thì ánh quang thiên đình mới chiếu tỏa trên thế giới, và chúng ta mới thoáng nhìn thấy sự thiện hảo, sự lạ lùng và đức công chính của Thiên Chúa.
Cuối buổi triều kiến chung ở Công Trường Thánh Phêrô hôm nay, Lễ Kính 3 Tổng Lãnh Thần Minh-Kha, Ga-Biên và Ra-Phiên, cũng như sắp tới Lễ Thiên Thần Bản Mệnh 2/10 cuối tuần này, là dịp, như ĐTC nói “nghĩ đến sự chuyên chăm Thiên Chúa tỏ ra quan tâm đến mỗi một con người. Hãy nghiệm cảm được sự hiện diện của các thiên thần ở bên anh chị em và hãy để cho các vị hướng dẫn anh chị em”.
Ngoài ra, ĐTC cũng lấy làm hết sức vui mừng về tin hai phụ nữ tình nguyện viên Ý là Simona Pari and Simona Torretta ở Iraq bị bắt cóc làm con tin hôm 7/9/2004 và bị hăm dọa ám sát chết nếu chính phủ Ý không rút hết quân ra khỏi Iraq, đã được thả ra. Hôm Thứ Ba 28/9/2004, vị giám đốc văn phòng báo chí của Tòa Thánh là tiến sĩ Joaquín Navarro Valls đã cho biết: “Đức Giáo Hoàng hết sức vui mừng nhận được tin về việc giải phóng cho hai nữ tình nguyện viên Ý. Ngài cũng nghĩ đến các gia đình, và cùng với họ và với tất cả mọi người thiện chí, tạ ơn Thiên Chúa vì nghĩa cử nhân loại này”.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư, 29/9/2004).

Bài 120 – TV 44 (45) (Thứ Tư 6/10/2004)

HÔN NHÂN LÀ BIỂU HIỆU CHO TÌNH CHÚA YÊU LOÀI NGƯỜI

(Thánh Vịnh 44 [45]: 11-18, Kinh Tối Thứ Hai, Tuần Thứ Hai)

1. Hình ảnh nữ giới dịu dàng hiện lên trước mắt chúng ta là phần thứ hai của bức song họa làm thành bài Thánh Vịnh 44 (45), một bài ca phối ngẫu yên hàn và hoan lạc, được Phụng Vụ Kinh Chiều phác họa cho chúng ta nguyện cầu. Sauk hi chiêm ngắm vị vua đang cử hành hôn lễ của mình (câu 2-10), giờ đây ánh mắt của chúng ta hướng về hình ảnh của vị nữ hoàng hôn thê (câu 11-18). Quan điểm phu thê hôn nhân này cho phép chúng ta giành bài Thánh Vịnh này cho tất cả mọi cặp sống đời hôn nhân một cách thiết tha và mới mẻ về nội dung là dấu hiệu của một “mầu nhiệm cao cả”, như Thánh Phaolô nêu lên, mầu nhiệm tình yêu của Chúa Cha đối với nhân loại và của Chúa Kitô đối với Giáo Hội của Người (x Eph 5:32). Tuy nhiên, bài Thánh Vịnh này còn mở ra một chân trời xa hơn nữa.
Vị vua Do Thái xuất hiện nhập cuộc, là Đấng được truyền thống Do Thái sau đó cho là hình ảnh của Đấng Thiên Sai thuộc giòng dõi Đavít, và Kitô Giáo đã biến bài thánh thi ca này thành một bài tôn vinh Chúa Kitô.
2. Tuy nhiên, giờ đây chúng ta chú trọng đến hình ảnh của vị nữ hoàng, vị được nhà thơ hoàng triều, tác giả của bài Thánh Vịnh (x câu 2) phác họa một cách hết sức tinh tế và cảm xúc.
Chi tiết nói đến thành Phoenicia ở Tyre (câu 13) khiến cho người ta nghĩ rằng bà là một vị nữ hoàng ngoại quốc. Bởi thế có thể hiểu là tiếng gọi quên đi dân tộc của bà cùng nhà cha của bà (câu 11) là nơi vị nữ hoàng này đã phải từ giã để ra đi lên đường.
Ơn gọi hôn nhân này là một biến cố chuyển thay đời sống, như được thấy trong Sách Khởi Nguyên: “Bởi thế, người nam từ bỏ cha mình và mẹ mình để gắn bó với vợ và cả hai trở nên một xác thịt” (Gen 2:24). Vị nữ hoàng hôn thê bấy giờ đang tiến lên, với người tháp tùng phối ngẫu của nàng, mang các lễ vật lên vua đang ngây ngất trước sắc đẹp của bà (câu 12-13).
3. Vấn đề quan trọng ở đây đó là việc tác giả Thánh cứ tôn tụng người đàn bà này là Nàng “toàn mỹ” (câu 14), và cái vẻ rạng rỡ này được thể hiện nơi chiếc áo choàng thành hôn, những hạt trân châu và gấm vóc kim tuyến lụa là (x câu 14-15).
Thánh Kinh yêu thích vẻ đẹp như là một thứ phản ảnh ánh rạng ngời của chính Thiên Chúa; y phục cũng phản ảnh cái dấu hiệu của một thứ ánh sáng nội tâm rạng ngời, của cái vô tội của tâm hồn.
Tâm tưởng của chúng ta, một đàng, cũng theo chiều hướng của những đoạn Diễm Tình Ca tuyệt vời (see cc. 4 & 7), và một đàng thì theo những đoạn của Sách Khải Huyền phác tả “cuộc hôn nhân của Con Chiên”, tức là của Chúa Kitô với cộng đồng thành phần được cứu chuộc, một cuốn sách đề cao giá trị biểu hiệu của những chiếc áo choàng thành hôn: “Vì ngày cưới của Con Chiên đã tới, vị hôn thê của con chiên đã sửa soạn sẵn sàng. Nàng được trang phục bằng chiếc áo vải sạch sẽ sáng sủa” (Rev 19:7-8).
4. Cùng với vẻ đẹp, niềm vui cũng được đề cao là những gì được phản ảnh nơi đoàn “tỳ nữ được bà huấn luyện”, những đứa con gái trẻ trung đi theo vị hôn thê “hân hoan vui vẻ hoan hô” (câu 15-16). Niềm vinh dự này, còn sâu đặc hơn là niềm vui bình thường nhiều, là một biểu hiệu của yêu thương là những gì tham dự vào sự thiện của người được yêu một cách yên tâm.
Giờ đây, theo những lời kết thúc đầy ước muốn tốt đẹp, một thực tại khác đã được phác họa hết sức gắn liền với đời sống hôn nhân, đó là việc sinh sôi nay nở. Thật vậy, nó đã nói đến “những người con trai” và “những giòng dõi” (câu 7-8). Tương lai, không phải chỉ của triều đại này mà của nhân loại, được xuất hiện chính vì đôi phối ngẫu này cống hiến những tạo vật mới cho thế giới.
Đó là một đề tài quan trọng và hợp thời cho Tây Phương, nơi thường không có khả năng bảo đảm cho việc hiện hữu của mình trong tương lai qua giòng dõi của mình cũng như qua việc chăm sóc cho các tạo vật mới, thành phần tiếp tục nền văn minh của các dân tộc và hiện thực lịch sử ơn cứu độ.
5. Ai cũng biết rằng nhiều vị Giáo Phụ của Giáo Hội đã thấy Mẹ Maria nơi hình ảnh nữ hoàng được mở đầu bằng lời kêu gọi ấy: “Hãy lắng nghe hỡi nữ tử của Ta và hãy thấu hiểu; hãy can thận lắng nghe Ta…” (câu 11). Quan niệm này được thấy chẳng hạn như trong Bài Giảng về Mẹ Thiên Chúa của giáo phụ Crispinian ở Giêrusalem, một người Cappadocian ở Palestine trong số những đan sĩ thành lập đan viện Thánh Euthymius, và khi trở thành linh mục đã làm bảo quản viên Thánh Giá ở Đền Thờ Anasthasis Giêrusalem.
Vị giáo phụ này hướng về Mẹ Maria bằng những lời lẽ sau đây: “Con xin dâng lên Mẹ lời lẽ của con đây, dâng lên Mẹ là người hôn thê của vị đại vương chủ; con xin dâng lên Mẹ lời lẽ của con đây, dâng lên Mẹ là người đã thụ thai Lời Chúa một cách chỉ có Ngài biết… ‘Hãy nghe, ôi nương tử, hãy coi; hãy lắng nghe’; thật vậy, biến cố cứu chuộc mừng vui của thế giới đã được chứng thực. Hãy lắng tai và những gì người nghe thấy sẽ nâng tâm can người lên… ‘Hãy quên dân tộc của người và nhà thân phụ ngươi’: đừng chú ý tới những liên hệ trần thế này, vì người sẽ được biến đổi thành một Nữ Hoàng thiên quốc”. Vị giáo phụ này viết tiếp: “Hãy nghe để biết được rằng Đấng là Tạo Hóa và là Chủ Tể tất cả mọi sự yêu thương người ra sao. ‘Thật thế’, Ngài phán, ‘Đức Vua ham mộ sắc đẹp của người’: chính Chúa Cha sẽ chọn người làm vị hôn thê của Ngài; Thần Linh sẽ sửa soạn mọi sự cần thiết cho cuộc thành hôn ấy. Đừng nghĩ rằng người sẽ hạ sinh một con trẻ nhân trần, ‘vì Ngài là Chúa của người mà người phải tôn thờ’. Đấng Tạo Dựng nên người đã trở thành con của người; người sẽ thụ thai Ngài, và cùng với những người khác, người sẽ tôn thờ Ngài là Chúa của mình” (Marian Texts of the First Millennium, I, Rome, 1988, pp. 605-606).
Anh Chị Em thân mến,
Bài Thánh Vịnh tuyệt vời chúng ta vừa nghe là phần thứ hai của bài ca hôn phối êm đềm tươi vui, một bài ca được nguyện ca trong phụng vụ nguyện cầu ban tối. Bài thánh thi ca hôn lễ này cho chúng ta thấy hai hình ảnh: hình ảnh rạng rỡ của hôn phu cùng vị Nữ Hoàng và hình ảnh hân hoan của đoàn tháp tùng hầu cận của vị nữ hoàng này.
Bản chất hôn nhân của những câu cú ấy cho phép chúng ta giành bài Thánh Vịnh này cho tất cả mọi cặp vợ chồng hằng ngày cố gắng sống ơn gọi của mình một cách dứt khoát và hăng say. Hôn nhân là một biến cố đổi thay cuộc đời và là một dấu hiệu cho thấy “mầu nhiệm cao cả” của tình yêu Chúa Cha đối với nhân loại cũng như của tình yêu Chúa Kitô đối với Giáo Hội của Người.
Khi chúng ta suy nghĩ về hình ảnh của Vị Nữ Hoàng Trinh Nguyên, chúng ta nghĩ đến Mẹ Maria, Mẹ Giáo Hội, Vị đã lãnh nhận lời loan báo hiển vinh về công cuộc cứu chuộc thế giới. Nhờ lời chuyển cầu của Nữ Vương Thiên Đình, chúng ta hãy hướng về mầu nhiệm cao cả của tình yêu Chúa Cha khi chúng ta nỗ lực theo Chúa Giêsu Kitô của chúng ta.
(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Tòa Thánh được Zenit phổ biến vào ngày Thứ Tư, 6/10/2004).